24h
Yeah1 News

Gợi ý loạt mâm cúng Rằm tháng 7 dâng Phật đẹp mê, ai cũng có thể làm được

Thứ năm, 24/08/2023 | 19:26 (GMT+7)

Mâm cúng rằm tháng 7 thường là đồ chay hoặc mâm hoa quả tươi để cúng Phật. Mọi người có thể thực hiện theo một số gợi ý dưới đây.

Ý nghĩa của mâm cúng Rằm tháng 7

Rằm tháng 7 hay còn được gọi là Tết Trung Nguyên. Theo phong tục của các nước Á Đông, ngày này được xem là ngày xá tội vong nhân. Đây cũng là thời điểm mà Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan (cửa địa ngục) để ma quỷ được trở về dương thế. Đó là lý do vì sao mọi người vẫn gọi tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn.

Trong văn hóa tâm linh của người Việt, cúng Rằm tháng 7 là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy mà mâm cúng cần được chuẩn bị cẩn thận, khéo léo. 

Theo tâm linh của người Việt, mâm cúng rằm tháng 7 là vô cùng quan trọng
Theo tâm linh của người Việt, mâm cúng rằm tháng 7 là vô cùng quan trọng

Cúng rằm tháng 7 nên cúng vào ngày 13/7 âm lịch, tức là ngày 28/8 dương lịch. Đây là ngày Đường Phong, tốt cho xuất hành, cầu tài, mọi điều như ý, quý nhân phù trợ, là ngày hoàng đạo rất tốt để cúng. 

Nghi lễ cúng Phật ngày rằm tháng 7 nên được thực hiện vào buổi sáng. Người chủ trì cần ăn mặc lịch sự, bày sẵn mâm cúng. Chủ lễ sẽ thắp 3 nén hương, đọc to, rõ văn khấn, không quá nhanh cũng không quá chậm. Sau khi khấn xong sẽ chắp tay vái 3 lần rồi kết thúc lễ. 

Bên cạnh nghi lễ cúng Phật, thần linh và tổ tiên, mọi người cũng cần thực hiện thêm lễ cúng cho các linh hồn còn đang lang thang.

Còn theo phong tục miền Bắc, mâm cúng rằm tháng 7 nên được chuẩn bị trước ngày 15/7 âm lịch. Bởi theo quan niệm rằng, ngày 15/7 âm, Phật tổ sẽ tiến hành xá tội cho các vong nhân. Các gia đình cần chuẩn bị và cúng trước để tránh quấy rối các linh hồn đen tối.

Mâm cúng rằm tháng 7 theo quan niệm miền Bắc đơn giản nhưng vẫn thể hiện tấm lòng và sự thành tâm khi khấn vái.

Bên cạnh lễ xá tội vong nhân thì ngày ngày rằm tháng 7 còn trùng với lễ Vu Lan. Chính vì vậy mà đây cũng là dịp để bạn thể hiện lòng hiếu thảo với những bậc sinh thành.

Mâm cúng Rằm tháng 7 gồm những gì?

Mâm cúng Rằm tháng 7 không đòi hỏi mâm cao cỗ đầy, cũng không cần quá cầu kỳ, phức tạp nhưng những lễ vật cơ bản vẫn phải đầy đủ để thể hiện sự thành tâm của gia chủ, thể hiện lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ cũng như tổ tiên đã khuất.

Mâm cúng Rằm tháng 7 thường sử dụng những sản vật của mùa thu, tươi ngon hấp dẫn nhất.

Chia sẻ với Báo Gia đình và Xã hội, chị Gia Hân (ở Hà Nội) - một người chuyên làm mâm cúng và nhận sắp lễ tại nhà cho biết: “Mình nhận thấy những khách hàng kĩ tính trong việc lễ nghĩa thì mỗi khi nhà có việc gì cần liên quan đến công việc lễ bái thì sẽ cảm thấy khá vất vả vì phải tự lo sắm từng thứ một. Chính vì vậy mình luôn đề cao sự cẩn thận khi sắp lễ. Nào hoa, nào quả, nào hương, nào nến , nào xôi, nào gà,... Tất cả phải được chu đáo, tươm tất và đúng theo yêu cầu của khách hàng”.

Dưới đây là một số gợi ý về mâm cúng Rằm tháng 7 cho mọi người tham khảo: 

Mâm cúng rằm tháng 7 thường là đồ chay và hoa quả
Mâm cúng rằm tháng 7 thường là đồ chay và hoa quả
Gợi ý loạt mâm cúng Rằm tháng 7 dâng Phật đẹp mê, ai cũng có thể làm được - ảnh 3
Mâm cúng gồm những vật phẩm của mùa thu tươi ngon, hấp dẫn
Mâm cúng gồm những vật phẩm của mùa thu tươi ngon, hấp dẫn
Gợi ý loạt mâm cúng Rằm tháng 7 dâng Phật đẹp mê, ai cũng có thể làm được - ảnh 5
Mâm cúng thường được trang trí bằng hoa sen bởi đây là loài hoa tượng trưng cho Phật
Mâm cúng thường được trang trí bằng hoa sen bởi đây là loài hoa tượng trưng cho Phật
Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news

Cùng chuyên mục