Với truyền thống hiếu học của nước ta hàng thế kỷ qua, ít ai biết được một dòng họ ở Việt Nam có số lượng người đỗ đạt nhiều nhất lịch sử khoa bảng, lấn át các dòng họ khác.
Việt Nam là một quốc gia đa sắc tộc có đến 54 dân tộc anh em cùng chung sống trên một lãnh thổ. Chính thế mà nước ta cũng có nhiều dòng họ khác nhau. Tính đến thời điểm hiện tại Việt Nam có 14 họ phổ biến. Bên cạnh sự đa dạng về các dân tộc, nước ta còn có truyền thống hiếu học từ ngàn đời nay. Theo đó, trong lịch sử khoa bảng Việt Nam, có 1 dòng họ sở hữu 1.063 người đỗ đạt, chiếm ưu thế hơn hẳn các dòng họ khác.
Theo đó, nếu như thời nay trong mỗi kỳ thi tuyển người ta sẽ quan tâm ai là "thủ khoa", chú ý đến người đứng với số điểm cao nhất. Thì trong quá khứ cũng tương tự, người xưa dùng từ "trạng nguyên" để nói đến những cá nhân ưu tú đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi tuyển chọn. Cụ thể, trong lịch sử khoa bảng năm (1075 đến 1919) họ Nguyễn có đến 1063 người đỗ đại khoa, số lượng này gấp 4 lần số lượng người họ Lê (nằm ở vị trí số 2).
Một số cái tên nổi bật của họ Nguyễn có thể kể đến là Nguyễn Hiền. Ông được mệnh danh là trạng nguyên trẻ nhất lịch sử Việt Nam vào năm 1246 dưới thời nhà Trần. Thời điểm đỗ trạng nguyên, Nguyễn Hiền khi ấy chỉ mới 13 tuổi. Ngoài ra, trong thời khai quốc công thần của vua Đinh Tiên Hoàng là tể tướng Định Quốc Công - Nguyễn Bặc (924-979) được tôn là thủy tổ của dòng họ Nguyễn ở Việt Nam. Vị khai quốc này quê ở Ninh Bình và là bạn đồng niên cùng Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp 12 sứ quân. Lịch sử ghi nhận từ thời nhà Trần đến thời Lê - Trịnh, có đến 14 danh nhân họ Nguyễn đã đỗ trạng Nguyên. Như vậy dòng họ Nguyễn có số lượng người đỗ Trạng Nguyên nhiều nhất Việt Nam với con số 14/46.
Trên thực tế, Nguyễn Quan Quang mới là Trạng Nguyên đầu tiên trong lịch sử khoa bảng nước nhà khi ông đỗ trạng nguyên năm 1246 dưới thời Trần. Vào năm dưới thời Lê Trung Hưng, Trịnh Tuệ (Trịnh Huệ) quê ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá là danh nhân đỗ trạng nguyên cuối cùng của lịch sử Việt Nam.
Ảnh: Tổng hợp