Không phải ai cũng biết tận dụng những lợi ích khi chọn chế độ đặc biệt này cho máy lạnh nhà mình chỉ bằng một nút nhỏ trên chiếc điều khiển.
Trong những ngày nắng nóng cao điểm hiện tại, máy lạnh là thiết bị không thể thiếu. Tuy nhiên, sử dụng máy lạnh không đúng cách sẽ vừa khiến sức khỏe có nguy cơ bị ảnh hưởng, vừa dễ làm cho thiết bị hỏng hóc, lại vừa khiến tiền điện tăng nhiều vô cùng uổng phí.
Dưới đây là một bí quyết để dùng máy lạnh hiệu quả và tiết kiệm mà ít ai biết. Khi sử dụng điều khiển điều hòa, các nút thông thường mọi người vẫn dùng nhiều nhất là On/Off (Hoặc Power), nút tăng giảm nhiệt độ và nút điều chỉnh chế độ quạt gió.
Thật ra, vẫn có 1 nút “thần kỳ” khác mà thường ít người chú ý đến nút Sleep trên chiếc điều khiển máy lạnh. Khi sử dụng nút này, chế độ Sleep (Chế độ ngủ đêm) được thiết lập sẽ giúp máy lạnh hoạt động hiệu quả hơn với cơ chế thiết lập đặc biệt nhằm cân bằng nhiệt độ môi trường với nhiệt độ cơ thể, mang đến cảm giác dễ chịu và vô cùng mát mẻ cho người sử dụng khi ngủ, không bị lạnh quá mức khi càng về đêm.
Do đó, nó có vai trò tiết kiệm điện năng và bảo vệ sức khoẻ đặc biệt của máy lạnh, đem đến giấc ngủ ngon và an toàn đối với con người. Ngoài ra, khi chọn chế độ này thì nhiệt độ phòng sẽ tự động được máy lạnh điều chỉnh thay đổi theo thời gian để phù hợp với nhiệt độ môi trường, giúp người sử dụng không bị nguy cơ cảm lạnh.
Khi nhấn nút Sleep, thông thường sau 30 phút hoặc một tiếng nhiệt độ sẽ tăng lên một độ, sau đó tiếp tục tăng đến 2 độ và duy trì mức nhiệt độ đó cả đêm. Ví dụ trước lúc đi ngủ, bạn để nhiệt độ 25 độ C, thì nửa tiếng hoặc một tiếng sau, máy lạnh sẽ tăng lên 26 độ. Và khoảng 2 tiếng nữa sẽ tiếp tục tăng lên 28 độ, cân bằng với nhiệt độ bên ngoài.
Đây là mức nhiệt độ an toàn, giúp bạn khỏe mạnh và ngủ sâu giấc, nhất là những trẻ nhỏ. Ngoài ra việc đặt chế độ Sleep với mức nhiệt vừa đủ sẽ giảm tiền điện cho gia đình bạn. Giữ mức nhiệt độ vừa phải này, không “ham” hạ nhiệt độ thấp quá mức hay giảm đột ngột cũng sẽ giúp máy lạnh nhà bạn hoạt động bền bỉ hơn, hạn chế bị hỏng hóc.
Ảnh: tổng hợp