Đề xuất giảm giờ làm việc để cả nam và nữ có thêm thời gian tìm bạn đời

Chuyên gia khuyến nghị rằng thời gian làm việc của người lao động cần được rút ngắn đủ để họ có thể dành thời gian tìm bạn đời, chăm sóc con cái và gia đình

Lý do kết hôn muộn hoặc không muốn kết hôn của giới trẻ hiện nay bao gồm: bận rộn với công việc, khó khăn về tài chính, mong muốn theo đuổi sự nghiệp và khao khát tự do. Bên cạnh đó, họ vẫn chịu ảnh hưởng từ những câu chuyện gia đình đổ vỡ và chưa tìm được mẫu hình lý tưởng,...

Đề xuất được GS.TS Nguyễn Thiện Nhân, Đại biểu Quốc hội khóa XV, nguyên Bí thư Thành ủy TP HCM đưa ra tại Hội thảo góp ý, hoàn thiện chính sách trong Luật Dân số và gợi ý chính sách chuyển đổi nhân khẩu học của các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, ngày 6/8 tại Hà Nội. Đây là dịp để lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học và tham khảo kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng các chính sách về dân số.

GS.TS Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại hội thảo
GS.TS Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại hội thảo

Chuyên gia kiến nghị thời gian làm việc của người lao động phải đủ ngắn để họ có thời gian tìm bạn đời, chăm sóc con cái, gia đình. Theo GS Nhân, công tác dân số hiện nay còn nhiều khó khăn, thách thức như một số vấn đề thực tiễn nảy sinh, tác động trực tiếp đến sự phát triển bền vững của đất nước. Mức sinh thay thế chưa thực sự bền vững. Số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 1,96, thấp nhất trong lịch sử và được dự báo tiếp tục giảm.

Đề xuất giảm giờ làm việc để cả nam và nữ có thêm thời gian tìm bạn đời - ảnh 2

Nguyên nhân của mức sinh giảm là do xu hướng kết hôn muộn, nhiều người lựa chọn cuộc sống độc thân, không kết hôn. Như tại TP HCM, độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu là 30,4, mức kỷ lục tại Việt Nam, góp phần tạo nên mức sinh thấp và đẩy nhanh già hóa dân số.

Lý do kết hôn muộn hoặc không kết hôn là họ bận rộn công việc, gặp khó khăn về tài chính, muốn theo đuổi sự nghiệp, khao khát tự do. Ngoài ra, người trẻ không mặn mà kết hôn còn do ảnh hưởng từ các câu chuyện gia đình đổ vỡ, chưa tìm kiếm được mẫu hình lý tưởng...

"Nếu không có sự thay đổi đột phá về chính sách kinh tế, xã hội và chính sách dân số thì tổng tỷ suất sinh của Việt Nam sẽ tiếp tục giảm sâu hơn và duy trì lâu dài", GS Nhân nói và đề xuất nhiều chính sách, giải pháp để khuyến sinh.

Ông đề xuất thời gian làm việc của người lao động phải đủ ngắn (8 giờ lao động/ngày, 40 giờ/tuần) để họ có thời gian tìm bạn đời, chăm sóc con cái, gia đình và sở thích riêng tư. Thực tế, nhiều người lao động làm việc 10-12 tiếng mỗi ngày, không có thời gian quan hệ bạn bè, chăm sóc gia đình...

Bộ luật Lao động hiện quy định người làm việc trong điều kiện bình thường không quá 8 giờ mỗi ngày và 48 tiếng mỗi tuần. Doanh nghiệp có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho lao động biết. Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp (khu vực tư nhân) thực hiện tuần làm việc 40 giờ. Hồi tháng 5/2024, Công đoàn cũng kiến nghị Chính phủ xây dựng lộ trình giảm giờ làm trong tuần của lao động khu vực tư nhân từ 48 xuống 44, tiến tới 40 giờ.

Trong khi đó, giờ làm khu vực nhà nước 40 tiếng mỗi tuần, 8 tiếng mỗi ngày được điều chỉnh bởi Quyết định 188/1999 của Thủ tướng.

Ngoài ra, điều kiện làm việc, chế độ nghỉ khi có thai và sinh con, chế độ lương và thăng tiến ở doanh nghiệp phải khuyến khích việc lập gia đình và sinh con, không tạo ra xung đột giữa việc làm và gia đình, có con.

Để mỗi gia đình có thể sinh được hai con thì thu nhập của hai người đi làm phải nuôi được đàng hoàng 4 người (gồm hai người lớn, hai trẻ con), theo GS Nhân. Vì vậy, chính phủ, doanh nghiệp và người lao động cần thống nhất nhận thức và giải pháp để gia đình hai người đi làm có đủ thu nhập để nuôi dạy, cho học hành đàng hoàng hai con.

"Cần chuyển từ quy định lương tối thiểu sang quy định lương đủ sống tối thiểu cho gia đình 4 người", GS Nhân đề xuất. Thêm nữa, cần thị trường nhà ở có tính cạnh tranh, sự hỗ trợ và giám sát của nhà nước để người lao động có thể thuê hoặc mua được nhà với giá cả chấp nhận được, để việc không có nhà trở thành một điều kiện không thể vượt qua khi kết hôn.

Tại hội thảo, ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Dân số (Bộ Y tế) nhắc lại đề xuất bỏ quy định mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1-2 con và trao quyền quyết định số con, thời gian sinh con, khoảng cách giữa các lần sinh con cho vợ chồng.

"Cục Dân số sẽ tiếp tục tham mưu với các cấp để hoàn thiện chính sách, phù hợp thực tế hiện nay, từ đó có cơ cấu và chất lượng dân số tốt nhất trong tương lai", ông Dũng nói.

Dự thảo Luật Dân số dự kiến trình Chính phủ trong tháng 12.

Tin tức mới nhất

3 cách lau quạt không cần tháo khung, chẳng cần dùng nước: 2 cách vệ sinh điều hòa, phụ nữ cũng làm ngon ơ
Nhà thông thái

3 cách lau quạt không cần tháo khung, chẳng cần dùng nước: 2 cách vệ sinh điều hòa, phụ nữ cũng làm ngon ơ

Mùa hè tới là lúc bạn cần phải dùng tới quạt và điều hòa, nhưng trước tiên bạn hãy lau chùi chúng thật sạch sẽ theo cách này nhé!

3 giờ trước
Năm 2025: Người dân mắc bệnh này không được lái xe ra đường, phạm phải bị CSGT tịch thu phương tiện?
Nhà thông thái

Năm 2025: Người dân mắc bệnh này không được lái xe ra đường, phạm phải bị CSGT tịch thu phương tiện?

9 giờ trước
Vô tư mắc lỗi này khi dùng bình giữ nhiệt, nhiều người không biết sức khỏe đang bị đe dọa
Nhà thông thái

Vô tư mắc lỗi này khi dùng bình giữ nhiệt, nhiều người không biết sức khỏe đang bị đe dọa

3 ngày trước
Mẹo nhỏ giúp tiết kiệm hóa đơn tiền điện tiền nước, nhà nào cũng cần
Nhà thông thái

Mẹo nhỏ giúp tiết kiệm hóa đơn tiền điện tiền nước, nhà nào cũng cần

3 ngày trước
Ngừng lãng phí: Giải mã 6 “thủ phạm” ngốn tiền điện vì thói quen không rút phích cắm sau khi dùng
Nhà thông thái

Ngừng lãng phí: Giải mã 6 “thủ phạm” ngốn tiền điện vì thói quen không rút phích cắm sau khi dùng

4 ngày trước
5 thứ này ở trong tủ lạnh không khác gì quả bom, lấy ra ngay nếu không có thể phát nổ
Nhà thông thái

5 thứ này ở trong tủ lạnh không khác gì quả bom, lấy ra ngay nếu không có thể phát nổ

5 ngày trước
Bỏ túi 7 bí quyết dùng thẻ tín dụng như chuyên gia để tránh nợ và tối ưu chi tiêu
Nhà thông thái

Bỏ túi 7 bí quyết dùng thẻ tín dụng như chuyên gia để tránh nợ và tối ưu chi tiêu

6 ngày trước
Gần 600 loại sữa bột giả ra thị trường: Nguy hại thế nào, cách để nhận biết dễ nhất?
Nhà thông thái

Gần 600 loại sữa bột giả ra thị trường: Nguy hại thế nào, cách để nhận biết dễ nhất?

7 ngày trước
Năm 2025: 6 cái tên này bị cấm đặt ở Việt Nam, cha mẹ nên biết kẻo con cái chịu thiệt thòi
Nhà thông thái

Năm 2025: 6 cái tên này bị cấm đặt ở Việt Nam, cha mẹ nên biết kẻo con cái chịu thiệt thòi

2 tuần trước
Bài toán “Làm cách nào để 9 + 1 = 0?” Đáp án không hề khó nhưng học giỏi cũng phải chịu thua
Nhà thông thái

Bài toán “Làm cách nào để 9 + 1 = 0?” Đáp án không hề khó nhưng học giỏi cũng phải chịu thua

3 tuần trước
Chính thức từ 1/7/2025: Thay đổi mức đóng BHYT hộ gia đình, người dân cần chú ý
Nhà thông thái

Chính thức từ 1/7/2025: Thay đổi mức đóng BHYT hộ gia đình, người dân cần chú ý

3 tuần trước
Giảm bớt chi tiêu 5 thứ này, dù lương dưới 10 triệu, bạn cũng tiết kiệm được rất nhiều
Nhà thông thái

Giảm bớt chi tiêu 5 thứ này, dù lương dưới 10 triệu, bạn cũng tiết kiệm được rất nhiều

3 tuần trước
Khi sáp nhập tỉnh, thành: Người dân có cần làm lại giấy tờ nhà đất không?
Nhà thông thái

Khi sáp nhập tỉnh, thành: Người dân có cần làm lại giấy tờ nhà đất không?

4 tuần trước
Vì sao nên giữ lại nước thải điều hòa? Có 4 công dụng đặc biệt, giúp tiết kiện nhiều tiền
Nhà thông thái

Vì sao nên giữ lại nước thải điều hòa? Có 4 công dụng đặc biệt, giúp tiết kiện nhiều tiền

4 tuần trước
Để 4 thứ này trong nhà giúp gia chủ đổi vận, nghèo đến mấy cũng trở nên hưng thịnh
Nhà thông thái

Để 4 thứ này trong nhà giúp gia chủ đổi vận, nghèo đến mấy cũng trở nên hưng thịnh

4 tuần trước