Thái giám người Việt có công lao lớn trong việc xây dựng Tử Cấm Thành, được nhà sử học nổi tiếng của Trung Quốc ca ngợi. Thậm chím ông còn được người dân Bắc Kinh tổ chức ngày kỷ niệm.
Tử Cấm Thành từ lâu đã được xem là công trình mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa quan trọng của người Trung Quốc. Tọa lạc tại thủ đô Bắc Kinh, nơi này được xem là một trong những biểu tượng đặc sắc của đất nước tỷ dân. Tuy nhiên, điều khiến ai nấy cũng phải bất ngờ đó là người góp công lớn trong việc xây dựng nên cố cung uy nga, huyền bí này lại là một thái giám người Việt.
Nhà bác học Lê Quý Đôn trong cuốn Kiến Văn Tiểu Lục từng nhắc về Nguyễn An. Ông sinh vào cuối thời Trần tại vùng Hà Đông ngày nay. Từ khi còn bé, Nguyễn An đã được ca tụng là thần đồng vì rất giỏi tính toán và có tài năng đặc biệt về kiến trúc. Thế nên khi chỉ mới 16 tuổi, ông đã được vua trọng dụng, cho đảm nhiệm công việc xây dựng các công trình cung điện nhà Trần.
Dù vậy, khi cha con Hồ Quý Ly bị quân nhà Minh bắt đi năm 1406 vì đã bại trận, những nhân tài học vấn cao và cả thợ có trình độ, kỹ thuật của nhà nước cũ cũng bị kéo sang Trung Quốc để phục vụ cho nhà Minh. Nguyễn An chính là một trong số đó.
Lúc đấy, nhà Minh đang rục rịch xây dựng thủ đô Bắc Kinh. Nguyễn An vốn chỉ là một hoạn quan nhỏ bé nhưng nhờ tài năng và con người liêm khiết, ông nhanh chóng được vua Minh chú ý. Vua Minh ngay sau đó đã chỉ đinh Nguyễn An phụ trách xây dựng Tử Cấm Thành.
Quyết định của vua Minh đã khiến quan lại ở Bộ Công cảm thấy không phục. Bởi một hoạn quan ngoại quốc sao lại có quyền giao việc cho họ. Tuy nhiên, thiết kế và sự tính toán rạch ròi của Nguyễn An đã khiến các quan lại này phải hoàn toàn nể phục.
Dưới sự đóng góp không hề nhỏ của Nguyễn An, Tử Cấm Thành đã được hoàn thành. Công lao của vị thái giám người Việt được ghi rõ trong các bộ sử cổ của Trung Quốc như Hoàng Minh thông kỷ, Anh Tông chính thống thực lục . Đặc biệt, nhà sử học đương đại Trung Quốc là Trương Tú Dân còn từng viết riêng một bài báo để ca ngợi Nguyễn An. Bộ phim tài liệu có tên “Tử Cấm Thành Trung Quốc - bản di chúc của một bạo chúa” cũng không quên xác nhận công lao của Nguyễn An qua những bằng chứng khách quan bằng hình ảnh.
Ảnh: Tổng hợp