Trước đó, trên mạng xuất hiện không ít thông tin cho rằng Việt Nam có 8 nhân vật bí ẩn sở hữu 8 chiếc máy bay tư nhân vô cùng hiện đại. Thực hư thế nào?
Máy bay được cho là phương tiện giao thông tân tiến giúp con người di chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác chỉ trong thời gian ngắn nhất. Tuy nhiên, phần lớn chúng ta đều chỉ thường tiếp xúc với máy bay dân dụng do các hãng hàng không kinh doanh. Ngoài ra, còn có một số máy bay thuộc sở hữu của các đơn vị ban ngành.
Bên cạnh đó, nhiều người thắc mắc về việc những cá nhân giàu "nứt đố đổ vách" ở Việt Nam sở hữu máy bay tư nhân. Theo dự thảo báo cáo tổng kết Luật Hàng không dân dụng, Bộ Giao thông vận tải đánh giá, trong thời gian vừa qua, dưới tác động của đại dịch Covid-19, nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không thường lệ thuộc vào các tổ chức, cá nhân Việt Nam, nước ngoài giảm.
Chính vì nguyên nhân này nên thói quen sử dụng máy bay tư nhân dần được hình thành. Nhu cầu sử dụng máy bay cá nhân cũng có dấu hiệu tăng lên đáng kể ở Việt Nam.
Tính đến thời điểm hiện tại, trong tổng số 45 chiếc máy bay có tại Việt Nam được cấp phép hoạt động hàng không chung, duy chỉ có 8 chiếc máy bay phục vụ nhu cầu đi lại của cá nhân. Những máy bay còn lại chủ yếu chỉ phục vụ các nhu cầu như khai thác dàn khoan, bay du lịch, bay khảo sát...
Tất cả các máy bay phục vụ cá nhân kể trên đều thuộc sở hữu của các công ty hàng không chung để cá nhân thuê. Hiện, ở Việt Nam không có cá nhân nào sở hữu máy bay riêng được ghi nhận theo Cục Hàng không Việt Nam.
Trước đó, một số cá nhân nổi tiếng là tỷ phú, doanh nhân được cho là sở hữu máy bay riêng như ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai, ông Trần Đình Long - Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát, ông Trịnh Văn Quyết - Cựu lãnh đạo Tập đoàn FLC...
Việc sở hữu và khai thác máy bay tư nhân tại Việt Nam còn hạn chế là do liên quan đến quy định cấp phép bay. Mỗi chuyến bay riêng muốn được vận hành phải xin cấp phép riêng. Chính thủ tục rắc rối, phức tạp này đã khiến việc sở hữu và vận hành máy bay tư nhân tại Việt Nam chưa phát triển như nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Theo Bộ Giao thông Vận tải chia sẻ, hiện Bộ đã cấp 6 giấy phép kinh doanh hàng không chung cho các công ty cổ phần hàng không như Hải Âu, Hành Tinh Xanh, Bầu Trời Xanh, Lưỡng dụng Ngôi sao Việt, Tổng công ty Trực thăng Việt Nam, Công ty TNHH Sun Air...
Ngoài ra Bộ Giao thông còn cấp 4 giấy phép chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không chung không vì mục đích thương mại cho các công ty như Vietjet, Hải Âu, HAV Aviation, Trường hàng không New Zealand.
Ảnh: Tổng hợp