Nhiều chuyên gia nghiên cứu tìm ra bằng chứng từng có một người được cho là nguyên mẫu của Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký ngoài đời thật.
Bộ phim truyền hình Tây Du Ký được phát sóng năm 1986 không chỉ gắn liền với tuổi thơ của người dân Trung Quốc mà còn có lượng lớn khán giả hâm mộ Việt Nam. Bộ phim dựa trên nguyên tác cùng tên của nhà văn Ngô Thừa Ân kể về hành trình vượt mọi khó khăn, nguy nan của 4 thầy trò Đường Tăng để đến Thiên Chúc thỉnh chân kinh. Trên đường đi, 4 thầy trò Đường Tăng đối diện với rất nhiều cạm bẫy và yêu ma quỷ quái hãm hại. Từ đó, họ ngộ ra được tình cảm thầy trò, những thông điệp giữa người với người trong cuộc sống.
Dựa trên các tài liệu lịch sử hiện còn tồn tại, có thể khẳng định rằng nhà văn Ngô Thừa Ân đã lấy cảm hứng cho nhân vật Đường Tăng, người trung tâm trong Tây Du Ký, từ một nhà sư thực sự có tên Đường Huyền Trang, sống vào thời kỳ Đường.
Đường Huyền Trang là một cao tăng nổi tiếng của Trung Quốc, cũng là một trong bốn dịch giả hàng đầu trong việc dịch các văn tiếng Phạn sang tiếng Hán thời kỳ đó. Ông cũng đã thực hiện một chuyến hành hương đến Ấn Độ để nghiên cứu sâu hơn về các kinh điển Phật giáo.
Từ phát hiện này, các nhà nghiên cứu tiếp tục khám phá ra một nhân vật thú vị khác, tên là Thạch Bàn Đà. Nhiều học giả tin rằng Thạch Bàn Đà có thể là nguyên mẫu của Tôn Ngộ Không - nhân vật "Tề Thiên Đại Thánh" trong Tây Du Ký, người tài năng và thẳng thắn, nhưng cũng rất trọng tình và nghĩa.
Hang động Phật Ngàn là một khu vực có 32 hang động Phật giáo tại Tây An, Cam Túc, miền tây bắc Trung Quốc. Các hang động này chứa đựng nhiều tác phẩm nghệ thuật như tranh tường và điêu khắc từ thời nhà Nguyên (1271-1368). Trong số đó, có một bức tranh ghi lại dấu vết của nhà sư Đường Huyền Trang.
Trong bức tranh, Phật bà Quan Âm đang ngồi trên mây, tượng trưng cho sự cao quý. Nhưng điều đáng chú ý là nhà sư Huyền Trang không đứng một mình, mà có Thạch Bàn Đà và một chú ngựa trắng bên cạnh, thể hiện sự đồng hành và hỗ trợ của họ.
Được biết, Thạch Bàn Đà là cư dân của làng Tô Dương thuộc huyện An Tây, tại tỉnh Cam Túc. Thạch Bàn Đà đã gặp Huyền Trang trong chuyến hành hương của ông tới Tây Trúc vào năm thứ ba của triều Đường Chính Nguyên (629). Trong thời gian dừng chân tại Tô Dương, Huyền Trang đã thuyết giảng Pháp trong các ngôi chùa địa phương trong khoảng một tháng. Ở đó, Thạch Bàn Đà - người thuộc dân tộc Hồ với tính cách tự do và hoang dã, được ảnh hưởng bởi triết lý của Huyền Trang và quyết định đi theo ông để học Phật pháp.
Có nhiều giả thuyết được đề xuất, một trong số phổ biến là suy đoán rằng Huyền Trang chỉ đồng ý để Thạch Bà Đà đi với mục đích lợi dụng Thạch Bàn Đà. Lúc đó, Huyền Trang không có giấy phép thông hành của triều đình. Nếu muốn vượt qua biên giới, Huyền Trang cần sự giúp đỡ từ một người am hiểu địa phương như Thạch Bà Đà. Khi Thạch Bà Đà hiểu được điều này, anh ta cảm thấy bị lợi dụng và từ đó, mỗi người đi một hướng.