Cụm từ "cục súc" hay "cục xúc" thường bị nhầm lẫn về chính tả trong giao tiếp hàng ngày.
Cục súc hay cục xúc đúng chính tả?
Có rất nhiều tranh cãi liên quan đến nghĩa của hai từ này. Để hiểu rõ vấn đề chúng ta có thể tham khảo Từ điển Tiếng Việt (NXB Đà Nẵng, 1999) đã giải nghĩa:
Theo đó, cục súc là thô tục và lỗ mãng. Nhiều người dùng từ này để chỉ hành vi thiếu nhân tính, không kiểm soát được bản thân và hành động nóng nảy. Đây là một tính từ gốc hán. Từ này dùng để nói về tính cách của con người. Những người cục súc thường có tính cách dễ nổi cáu, hung hăng, mỗi khi xảy ra tranh cãi họ thường sử dụng đến vũ lực.
Cục súc lại khác với cục tính, cục súc ám chỉ người ăn nói thô lỗ, cộc cằn còn cục tính thì vẫn nhẹ nhàng, mềm mại, chỉ khi gặp tình huống không thỏa mái, hài lòng thì cái sự cục tính mới được bộc lộ ra ngoài.
Người có tính cục súc rất hay tranh cãi với người khác, nhiều khi chỉ là một câu chuyện rất nhỏ, chỉ cần nhẹ nhàng với nhau là có thể giải quyết vấn đề. Nhưng với những người có tính cục súc thường “chuyện bé xé ra to”. Dù vậy nhưng họ lại là người rất chân thành, luôn bảo vệ cái đúng và nhiệt tình trong mọi việc.
Cục súc sẽ khiến cho bạn bị mất đi rất nhiều mối quan hệ tốt, đôi khi còn biến bạn trở thành “người xấu” trong mắt tất cả mọi người. Dẫu biết “giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”, cục súc không thể biến mất ngay được mà chỉ có thể hạn chế bớt.
Ví dụ: "Con người cục súc. Ăn nói cục súc vô văn hóa", "Anh ta tỏ ra cục súc khi nói chuyện với người khác".
Cục xúc nghĩa là gì?
Cục xúc là từ sai không được sử dụng trong tiếng Việt. Nhiều người sử dụng nhầm lẫn hai từ này do âm s và x thường phát âm khá giống nhau.
Kết luận
Phân biệt cục súc hay cục xúc là từ đúng chính tả giúp bạn dùng chuẩn xác trong giao tiếp. Để không sử dụng sai hai từ này, bạn cần hiểu nghĩa và cách phát âm đúng của mỗi chữ cái. "Cục súc" được dùng để chỉ thái độ hoặc hành vi thô lỗ, cục cằn, thiếu lịch sự. Còn "cục xúc" là sai chính tả và không có nghĩa trong tiếng Việt.