Rùng mình ngày đưa tang của Từ Hi Thái hậu, mùi hôi thối ngút trời, máu từ trong quan tài chảy ra lênh láng, cảnh tượng rợn người.
Ngày 15/11/1908, Từ Hi Thái hậu trút hơi thở cuối cùng ở điện Nghi Loan sau 47 năm nắm quyền khuynh đảo triều chính nhà Thanh. Khi còn sống, bà là nhân vật quyền lực nhất, tận hưởng cuộc sống xa hoa hơn cả hoàng đế. Thêm nữa, Từ Hi Thái hậu qua đời chỉ một ngày sau khi Hoàng đế Quang Tự băng hà. Dù là vị vua không nắm giữ thực quyền nhưng Quang Tự vẫn là hoàng đế. Theo quy định của nhà Thanh, tang lễ hoàng đế phải được tổ chức trước Thái hậu.
Tuy nhiên, lễ mai táng Từ Hi Thái lại không dựa theo lưu trình thông thường, mà lại trì hoãn những 1 năm trời mới đưa vào Đông Lăng. Trình độ khoa học thời Thanh vẫn rất lạc hậu, chắc chắn không thể giữ thi thể của Từ Hi không bị thối rữa được, để trong thời gian dài như vậy thực sự khiến người ta khó mà lý giải được, bên trong rốt cuộc là có nguyên nhân gì?
Theo như những tin tức truyền lại thì tổng cộng có 3 ý kiến đáng tin nhất. Đầu tiên, có người cho rằng, là để chuẩn bị những đồ để bồi táng cùng thái hậu nên đã tốn nhiều thời gian. Cuộc sống lúc sinh thời của Từ Hi vô cùng xa hoa nên sau khi bà chết cũng sẽ rất chú trọng về tang lễ của mình.
Theo các tài liệu lịch sử ghi chép, chỉ trong quan tài của Từ Hi thôi cũng đã có một dải vải bông đều được dệt từ tơ vàng, trên đó còn nạm hàng vạn hạt trân châu, đá quý, bạch ngọc,… Trên cơ thể bà còn được đắp một chiếc chăn dệt kim Đà La Ni kinh, trên đó dệt hơn 20 ngàn chữ kinh văn Đà La Ni và 820 hạt trân châu. Trên mũ phượng, một viên trân châu đã nặng 4 lạng, đáng giá hơn 1000 vạn lượng bạc trắng, ngoài ra còn có rất nhiều vàng bạc châu báu chôn theo, những “xa xỉ phẩm” này cũng không phải là thứ gì thường gặp nên phải cần nhiều thời gian để thu gom, chuẩn bị.
Bên cạnh đó, Khi Từ Hi Thái hậu bệnh nặng, từng cho gọi các thầy tướng số tới định sẵn ngày lành giờ tốt để mai táng, ngày đẹp nhất là 1 năm sau. Và thứ ba là Từ Hi đã tiêu tốn nhiều tiền tài của cải, xây dựng địa cung cho mình nhưng khi bà mất thì lăng mộ vẫn chưa được xây xong, chỉ có thể đợi 1 năm sau thì địa cung mới gọi là hoàn thành. Khi ấy quan tài của Từ Hi được giữ ở điện Ninh Thọ, sau đó được di chuyển tới Cảnh Sơn để tiến hành tế lễ.
Một năm sau khi Từ Hi Thái hậu qua đời, ngày 9/11/1909, cuối cùng đã tới lúc mai táng, khi ấy tổng cộng có 216 người đàn ông cường tráng khênh quan tài cho Từ Hi, thêm vào đó là những lễ nghi và vật phẩm khác dưới sự chỉ huy của thái giám Lý Liên Anh. Một dòng người dài dằng dặc nối đuôi nhau đi về phía Đông Lăng khiến người dân trong kinh thành đều xúm lại trên phố xem tang lễ hoành tráng này. Theo như kế hoạch thì phải mất 5 ngày mới có thể tới nơi nhưng chỉ mới qua được 1 ngày, Lý Liên Anh đã phát hiện điều bất thường. Theo đó, đám tang của Từ Hi Thái hậu xảy ra nhiều chuyện lạ khiến ai cũng khiếp sợ.
Thứ nhất là bất kể nơi nào đoàn đưa tang đi qua đều xuất hiện mùi thối không dứt. Mùi thối đột ngột này khiến dân chúng quỳ bái phải giơ tay bịt mũi. Ngoài ra, đội khiêng quan tài còn phát hiện có máu chảy ra từ quan tài, mà Thái giám Lý Liên Anh lau mãi không hết. Sự việc kỳ lạ này khiến cho đoàn người đưa tang sợ hãi không yên, nhiều người nói rằng, mùi thối tỏa ra là do thi thể để một năm đã bị thối rữa, nhưng mọi chuyện cũng chẳng có chứng cớ gì. Một số chuyên gia cho rằng, Từ Hi Thái hậu đã qua đời 1 năm trước nên không thể chảy máu.
Người dân đồn nhau rằng mùi thối ấy mang theo cả sự nguyền rủa, oán trách Từ Hi Thái hậu khi còn sống đã làm ra việc hại nước hại dân, sau khi chết tiếng xấu sẽ còn lưu truyền đến ngàn vạn năm sau, truyền đi sự oán than và phẫn hận đối với Từ Hi Thái hậu.
Vào ngày đưa tang cho bà, thời tiết thay đổi đột ngột, liên tục. Lúc thì trời nắng, khi thì trời mưa. Thậm chí, người ta còn giật mình khi sấm chớp giữa trời quang. Một số người cho rằng, thiên tượng bất thường có thể là "sự trừng phạt của ông trời" với Từ Hi Thái hậu.
Còn về chuyện quan tài rỉ máu thì lại càng thần bí hơn nữa, có người nói đó chính là điềm báo của ông trời, hơn thế còn là điềm dữ, báo trước sự suy vong của triều đình nhà Thanh. Quả nhiên chẳng bao lâu sau nhà Thanh đã sụp đổ. Thái giám Lý Liên Anh cảm thấy sự việc này quá mực kỳ lạ, nên đã cho người điều tra, cuối cùng cũng tra ra được nguyên nhân. Nguyên nhân là linh cữu đặt trong cung điện trước khi hạ táng cũng phải trải qua rất nhiều công đoạn, trong đó có công đoạn xông hương.
Hóa ra, để ngăn mùi hôi thối không bốc ra ngoài nên triều đình đã mua rất nhiều hương liệu để áp chế, trong những hương liệu ấy có nhiều “hương thuốc chuột”, dụ tới nhiều con chuột, cuối cùng những con chuột này đã trèo vào quan tài của Từ Hi Thái hậu. Nhưng vào dễ ra thì khó, đến ngày mai táng thì nắp quan tài đóng vào, không khí cũng bị ngăn lại không còn nữa, từ đó chúng bị chết vì ngạt thở, chảy máu mũi mà chết nên mới xuất hiện máu chảy trên cả đường đi. Sau khi tìm ra nguyên nhân, Lý Liên Anh sợ vì chuyện này mà bị trách tội nên đã phong tỏa tin tức nghiêm ngặt, mãi cho tới khi sắp chết mới chịu nói ra chân tướng.
Nguyên nhân của sự việc khiến bao người kinh sợ lại chỉ là một sự nhầm lẫn như thế, quả là khiến người ta nửa tin nửa ngờ. Song cũng phải nói rằng, giữa cảnh đoàn người đưa tang âm trầm, đáng sợ mà xảy ra những chuyện kỳ lạ như vậy quả thực đã dấy lên nhiều liên tưởng, dù cho lễ tang của Từ Hi Thái hậu có long trọng, đình đám nhường nào cũng không thể ngăn nổi những lời trách móc không ngừng của nhân dân với vị cầm quyền này.