Nhiều người có thói quen giữ đồ cũ trong nhà vì không nỡ vứt hoặc phòng khi cần sử dụng. Tuy nhiên, có 2 thứ mà các chuyên gia khuyên cần xử lý lập tức.
Hầu hết chúng ta đều có thói quen mua sắm và lưu giữ những món đồ, đặc biệt là đồ cũ. Điều này xuất phát từ tâm lý thông thường khi chúng ta bỏ tiền mua một thứ gì đó mà nếu nó chưa thật sự hỏng hóc quá nặng thì sẽ không vứt bỏ. Chính thói quen này khiến môi trường sống quanh chúng ta luôn tồn tại rất nhiều vật phẩm đã cũ nhưng mãi không chịu vứt đi.
Các chuyên gia khuyến cáo cần thiết xử lý những đồ vật lâu ngày không sử dụng để giữ môi trường sống ngăn nắp, gọn gàng. Trong đó, họ đặc biệt lưu ý có 2 thứ đồ cũ mà người dùng nhất định phải vứt đi vì nếu lưu giữ trong nhà sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến chính cuộc sống của mình.
1. Bát đĩa cũ
Vật dụng nhà bếp, trong đó bát đĩa cũ là thứ mà mỗi gia đình đều có rất nhiều. Nhất là những gia đình có sở thích nấu nướng, xuống bếp thì số lượng bát , đĩa, đũa, thìa... cũ đều không thiếu. Chính vì sự tiện dụng, có thể dùng đi dùng lại nhiều lần và không có hạn sử dụng nên bát đĩa cũ thường được các gia đình giữ mãi trong nhà mà hiếm khi vứt đi.
Tuy nhiên, việc giữa lại bát đĩa cũ quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý và môi trường sống xung quanh chúng ta. Thứ nhất, bát đĩa cũ không ít, nếu để cất giữ chúng cần có một không gian đủ rộng như tủ kính, tủ bát, nhà kho... Điều này vô tình chiếm dụng không gian trong gia đình nhưng không vì mục đích tích cực. Ngoài ra, việc xếp chồng bát đĩa quá nhiều sẽ gây khó khăn trong việc tìm kiếm đồ vật, tạo cảm giác lộn xộn khuôn bếp khiến người ta bực bội.
Chuyên gia Marie Kondo - bậc thầy về vấn đề xử lý nội thất, dọn dẹp nhà cửa cho biết, nhiều người trong chúng ta đang sống với sự bừa bộn về thể chất và dễ ảnh hưởng đến tinh thần, từ đó tạo tiền đề gây bệnh trầm cảm, u uất. Nhiều người thường dành quá nhiều thời gian để tìm kiếm một món gì đó giữa đống đồ cũ.
Ngoài ra, bát đĩa để lâu ngày dễ xuất hiện các vết nứt trên bề mặt. Những vết nứt này sẽ tạo môi trường cho các vi khuẩn sống và sinh sôi. Nếu chúng ta dùng những thứ đồ cũ này, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào người và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
2. Quần áo, giày dép cũ
Ngoài bát đĩa, con người còn có thói quen cất giữ những bộ quần áo, giày dép, túi xách đã cũ, chất đầy trong nhà. Nguyên nhân do họ cảm thấy món quần áo hoặc items ấy sẽ còn hữu dụng hoặc hợp mốt vào một thời điểm nào đó. Tuy nhiên, việc giữ quá nhiều vải vóc trong nhà sẽ chiếm dụng không gian và làm cho căn phòng không còn gọn gàng, ngăn nắp.
Nếu tủ quần áo đầy, chúng ta sẽ rất khó khăn trong việc muốn tìm kiếm một bộ trang phục nào đó. Thói quen này để lâu ngày sẽ khiến chúng ta cảm thấy ngột ngạt, bực bội trong không gian chật hẹp, bừa bộn của căn phòng. Quần áo cũ kém chất lượng dễ đổ bột vải gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp của con người khi hít thở trong phòng suốt thời gian dài.
Các chuyên gia tâm lý chứng minh rằng, việc nhìn vào một tủ quần áo đầy đồ cũ sẽ khiến con người nảy sinh suy nghĩ: Đã đến lúc phải mua đồ mới. Nhiều người tốn khá nhiều tiền đổ vào các cuộc shopping mà không được như mong đợi.
Thay vì cất quần áo cũ ở nhà, hãy mang quần áo, giày dép, túi xách hay bất kỳ items thời trang nào cũ, không còn sử dụng được đưa đi quyên góp hoặc tặng cho những ai thật sự cần nó để giúp thời trang được tái chế, giảm ô nhiễm môi trường và dọn dẹp không gian sống của bản thân trở nên gọn gàng, sạch sẽ hơn.
Ảnh: Tổng hợp