Quốc tế thiếu nhi 1/6: Tưởng ngày vui nhưng thực chất là câu chuyện lịch sử buồn đầy đen tối

Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6: Một ngày vui nhưng ẩn chứa lịch sử buồn và đen tối mà ít người biết.

Sắp đến ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 là ngày lễ mà mọi trẻ em trên thế giới đều háo hức với những trò chơi vui, những chương trình thú vị, những bữa tiệc hấp dẫn và nhiều món quà đáng yêu sẽ được dành tặng cho các bé. Thế nhưng, lịch sử hình thành nên ngày lễ này lại là một câu chuyện đen tối ít ai biết đến. Vì sao ngày 1/6 được chọn, nó liên quan đến sự kiện gì thì không phải ai cũng rõ.

Quốc tế thiếu nhi 1/6: Tưởng ngày vui nhưng thực chất là câu chuyện lịch sử buồn đầy đen tối - ảnh 1

Theo đó, lịch sử ra đời của ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, bắt nguồn từ một câu chuyện đau lòng. Vào rạng sáng 1/6/1942, quân phát xít Đức bao vây làng Lidice (Tiệp Khắc cũ, nay là Cộng hòa Séc), bắt 173 người đàn ông, 196 người phụ nữ và trẻ em. 66 người đã bị sát hại và 104 em thiếu nhi bị đưa vào trại tập trung, 88 em bị chết trong các phòng hơi độc, 9 em khác bị đưa đi làm tay sai cho phát xít.

Quốc tế thiếu nhi 1/6: Tưởng ngày vui nhưng thực chất là câu chuyện lịch sử buồn đầy đen tối - ảnh 2

Hai năm sau, ngày 10/6/1944, phát xít Đức lại bao vây thị trấn Oradour (Pháp), dồn 400 người vào nhà thờ, trong đó có nhiều phụ nữ và hơn 100 trẻ em, phóng hỏa đốt nhà thờ khiến những người bên trong thiệt mạng. Để tưởng nhớ đến hàng trăm trẻ em vô tội bị phát xít Đức sát hại nhẫn tâm, năm 1949, Liên đoàn Phụ nữ dân chủ Quốc tế đã quyết định lấy ngày 1/6 hàng năm làm ngày Quốc tế bảo vệ thiếu nhi, nhằm yêu cầu Chính phủ các nước phải nhận trách nhiệm về đời sống của thiếu nhi, yêu cầu giảm ngân sách quân sự để tăng ngân sách giáo dục, bảo vệ và chăm sóc thiếu niên, nhi đồng.

Quốc tế thiếu nhi 1/6: Tưởng ngày vui nhưng thực chất là câu chuyện lịch sử buồn đầy đen tối - ảnh 3

Kể từ năm 1950, ngày 1/6 hàng năm trở thành ngày của thiếu nhi. Trên thực tế, ngày 1/6 phần lớn chỉ được kỷ niệm ở vài chục nước theo chế độ Chủ nghĩa xã hội trước đây và Việt Nam tiếp tục duy trì ngày 1/6 là ngày Quốc tế thiếu nhi.

Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em - Văn kiện pháp lý quốc tế đầu tiên đề cập toàn diện đến các quyền trẻ em dựa trên nguyên tắc trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt.

Quốc tế thiếu nhi 1/6: Tưởng ngày vui nhưng thực chất là câu chuyện lịch sử buồn đầy đen tối - ảnh 4

Ở nước ta, ngay sau khi giành được độc lập, ngày 1/6 và Tết Trung thu (15/8 âm lịch) hàng năm đã thật sự trở thành ngày hội vui chơi tưng bừng của thiếu nhi cả nước. Ngày Quốc tế Thiếu nhi đầu tiên (1/6/1950) trong giai đoạn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc đang trải qua thời kỳ cam go ác liệt nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư chúc mừng các cháu thiếu niên, nhi đồng cả nước.

Quốc tế thiếu nhi 1/6: Tưởng ngày vui nhưng thực chất là câu chuyện lịch sử buồn đầy đen tối - ảnh 5

Nhiều quốc gia khác cũng có ngày tết thiếu nhi riêng bên cạnh Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, hoặc chỉ tổ chức ngày tết trẻ em vào ngày truyền thống thay vì kỷ niệm ngày 1/6.

- Tết thiếu nhi của Ấn Độ là 14/1

- 30/4 là ngày trẻ em của Mexico

- Australia tổ chức ngày trẻ em vào thứ Tư tuần cuối của tháng 10.

- Thổ Nhĩ Kỳ chọn 23/4 làm Ngày lễ Chủ quyền quốc gia và Ngày Trẻ em.

- Ở Brazil, tết thiếu nhi được tổ chức vào ngày Đức Mẹ Aparecida 12/10, cả nước được nghỉ.

Tin tức mới nhất

3 cách lau quạt không cần tháo khung, chẳng cần dùng nước: 2 cách vệ sinh điều hòa, phụ nữ cũng làm ngon ơ
Nhà thông thái

3 cách lau quạt không cần tháo khung, chẳng cần dùng nước: 2 cách vệ sinh điều hòa, phụ nữ cũng làm ngon ơ

Mùa hè tới là lúc bạn cần phải dùng tới quạt và điều hòa, nhưng trước tiên bạn hãy lau chùi chúng thật sạch sẽ theo cách này nhé!

18 giờ trước
Năm 2025: Người dân mắc bệnh này không được lái xe ra đường, phạm phải bị CSGT tịch thu phương tiện?
Nhà thông thái

Năm 2025: Người dân mắc bệnh này không được lái xe ra đường, phạm phải bị CSGT tịch thu phương tiện?

2 ngày trước
Vô tư mắc lỗi này khi dùng bình giữ nhiệt, nhiều người không biết sức khỏe đang bị đe dọa
Nhà thông thái

Vô tư mắc lỗi này khi dùng bình giữ nhiệt, nhiều người không biết sức khỏe đang bị đe dọa

3 ngày trước
Mẹo nhỏ giúp tiết kiệm hóa đơn tiền điện tiền nước, nhà nào cũng cần
Nhà thông thái

Mẹo nhỏ giúp tiết kiệm hóa đơn tiền điện tiền nước, nhà nào cũng cần

4 ngày trước
Ngừng lãng phí: Giải mã 6 “thủ phạm” ngốn tiền điện vì thói quen không rút phích cắm sau khi dùng
Nhà thông thái

Ngừng lãng phí: Giải mã 6 “thủ phạm” ngốn tiền điện vì thói quen không rút phích cắm sau khi dùng

4 ngày trước
5 thứ này ở trong tủ lạnh không khác gì quả bom, lấy ra ngay nếu không có thể phát nổ
Nhà thông thái

5 thứ này ở trong tủ lạnh không khác gì quả bom, lấy ra ngay nếu không có thể phát nổ

5 ngày trước
Bỏ túi 7 bí quyết dùng thẻ tín dụng như chuyên gia để tránh nợ và tối ưu chi tiêu
Nhà thông thái

Bỏ túi 7 bí quyết dùng thẻ tín dụng như chuyên gia để tránh nợ và tối ưu chi tiêu

6 ngày trước
Gần 600 loại sữa bột giả ra thị trường: Nguy hại thế nào, cách để nhận biết dễ nhất?
Nhà thông thái

Gần 600 loại sữa bột giả ra thị trường: Nguy hại thế nào, cách để nhận biết dễ nhất?

7 ngày trước
Năm 2025: 6 cái tên này bị cấm đặt ở Việt Nam, cha mẹ nên biết kẻo con cái chịu thiệt thòi
Nhà thông thái

Năm 2025: 6 cái tên này bị cấm đặt ở Việt Nam, cha mẹ nên biết kẻo con cái chịu thiệt thòi

2 tuần trước
Bài toán “Làm cách nào để 9 + 1 = 0?” Đáp án không hề khó nhưng học giỏi cũng phải chịu thua
Nhà thông thái

Bài toán “Làm cách nào để 9 + 1 = 0?” Đáp án không hề khó nhưng học giỏi cũng phải chịu thua

3 tuần trước
Chính thức từ 1/7/2025: Thay đổi mức đóng BHYT hộ gia đình, người dân cần chú ý
Nhà thông thái

Chính thức từ 1/7/2025: Thay đổi mức đóng BHYT hộ gia đình, người dân cần chú ý

3 tuần trước
Giảm bớt chi tiêu 5 thứ này, dù lương dưới 10 triệu, bạn cũng tiết kiệm được rất nhiều
Nhà thông thái

Giảm bớt chi tiêu 5 thứ này, dù lương dưới 10 triệu, bạn cũng tiết kiệm được rất nhiều

3 tuần trước
Khi sáp nhập tỉnh, thành: Người dân có cần làm lại giấy tờ nhà đất không?
Nhà thông thái

Khi sáp nhập tỉnh, thành: Người dân có cần làm lại giấy tờ nhà đất không?

4 tuần trước
Vì sao nên giữ lại nước thải điều hòa? Có 4 công dụng đặc biệt, giúp tiết kiện nhiều tiền
Nhà thông thái

Vì sao nên giữ lại nước thải điều hòa? Có 4 công dụng đặc biệt, giúp tiết kiện nhiều tiền

4 tuần trước
Để 4 thứ này trong nhà giúp gia chủ đổi vận, nghèo đến mấy cũng trở nên hưng thịnh
Nhà thông thái

Để 4 thứ này trong nhà giúp gia chủ đổi vận, nghèo đến mấy cũng trở nên hưng thịnh

4 tuần trước