Có một số cách để lựa chọn và thả cá chép đúng vào ngày ông Công ông Táo giúp hoàn tất trọn vẹn nghi lễ quan trọng này.
Lễ cúng ông Công, ông Táo là một trong những nét đẹp văn hóa ngày Tết của người Việt. Cứ đến ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hằng năm, người Việt lại chuẩn bị mua sắm lễ vật, chuẩn bị cúng ông Công, ông Táo và phóng sinh cá chép để tiễn ông Công, ông Táo về trời. Trong lễ cúng này, việc chọn và thả cá chép là một trong những nghi lễ truyền thống được nhiều gia đình thực hiện.
Thả cá chép là nghi lễ đi kèm với Tết ông Công ông Táo
Có một số lưu ý khi chọn các và thả cá chép vào ngày Tết ông Công ông Táo mà mọi người cần nắm.
Cách chọn các chép tốt
Cá chép được chọn để thắp hương thường là cá chép đỏ. Lưu ý không chọn cá bị trầy xước, mất vẩy. Chú ý kiểm tra da, mắt và vây của cá để đảm bảo chúng không bị bất kỳ vết thương hoặc bệnh tật nào. Tránh chọn những con cá có dấu hiệu yếu đuối, chậm chạp hoặc mất sự linh hoạt.
Sau khi mua cá chép đỏ về nhà, nên thả vào một bát nước sạch, thả thêm một cọng rêu nhỏ nếu cần để lâu. Khi cúng ông Công ông Táo, bát/chậu cá chép được để cạnh mâm cỗ.
Không cần chọn cá chép to, chỉ cần con nào cũng trông đẹp, không bị bong vẩy, trầy xước
Không có quy định cụ thể về số lượng cá chép nên thả mà tùy vào từng gia đình. Cúng ông Công ông Táo, phần lớn các gia đình thường mua 3 con cá chép. Nếu muốn làm "chuẩn" theo sự tích Táo quân thì mua 3 con cá chép là phù hợp nhất, vì cá chép là vật cưỡi để các thần Bếp về trời, mà Táo quân có 3 vị.
Cách thả cá chép đúng
Khi thả cá, nên dùng tay từ từ nghiêng miệng túi nylon hoặc đồ đựng cá xuống nước, để cá tự bơi ra. Hoặc bạn đặt cá vào lòng bàn tay, thả nhẹ nhàng xuống nước. Cần thao tác nhẹ nhàng nhưng nhanh gọn. Tuyệt đối không đứng ở thành cầu hay các điểm trên cao ném cá xuống làm cá có thể không sống được.
Đặc biệt, tuyệt đối không nên mua cá chép về rồi thả cá bừa bãi ra những nguồn nước ô nhiễm làm cá bị chết. Nếu phóng sinh cá chép, phải chọn môi trường sạch để cá dễ dàng sống được.
Thả cá chép đảm bảo sự sống cho cá và không gây ô nhiễm môi trường
Đồng thời nếu sử dụng túi nilong để đựng cá đi thả, thì sau khi thả nên thu gọn túi, không nên vứt bừa bãi ra môi trường sông nước. Khuyến khích mọi người nên đựng cá trong xô, chậu,...của gia đình, sau khi thả thì mang về.