Ngôi làng độc nhất vô nhị ở Việt Nam khiến ai nấy đều bất ngờ khi người dân ở đây có sở thích ăn đất. Thậm chí, họ còn nghiện đến mức đào rỗng ruột đồi.
Một số ngôi làng ở Thị trấn Lập Thạch (Vĩnh Phúc) từ lâu đã có tập tục ăn đất. Món bánh đất đã trở thành một "đặc sản" quê hương, tuy không còn phổ biến như trước những vẫn là một món ăn không thể thiếu trong các gia đình ở đây. Đất được dùng cho món ăn này là lại đất ở rất sâu bên dưới.
Người dân chỉ ăn những vỉa đất màu trắng, tinh khiết như những cục phần, trắng như ruột củ sắn và có vân. Sau khi đào lên, họ sẽ đem đi rửa, phơi khô và lọc hết cặn bẩn. Họ sẽ cắt những miếng đất to ấy thành thỏi vừa và nhỏ như cái kẹo rồi có thể lập tức ăn sống.
Song, "bánh đất" thơm và ngon nhất vẫn là khi được đem đi chế biến. Người dân thường hái thêm lá sim tươi, đốt cháy rồi hơ đất trên khói của lá sim. Cách làm này giúp mùi của khói lá sim quện vào đất mà mang đến hương thơm đặc trưng. Với nhiều người món "bánh đất" này trông có vẻ không có gì hấp dẫn, nhưng với dân làng tại đây, nó lại là món ăn "gây nghiện" với hương vị riêng biệt, bùi và béo.
Bà Khổng Thị Biện - một người dân đã có hơn 60 năm ăn món ăn này cho biết từ thời xa xưa, ông cha họ đã ăn món ăn này. Họ dùng nó như một lệ quen và mỗi lần gia đình có giỗ , lễ tết thì họ lại làm món "bánh đất" như một phần không thể thiếu.
Chủ tịch UBND thị trấn Lập Thạch - ông Nguyễn Ngọc Nghĩa tự hào cho biết, từng có thời món bánh đất Lập Thạch nổi tiếng khắp nơi vì độ dẻo, lạ và ngậy. Nhờ đó, thị trấn trở thành đầu mối cung cấp đất ăn cho nhiều địa phương khác, trong và ngoài Vĩnh Phúc.
Nói về chuyện an toàn khi ăn đất, các nhà khoa học trong lĩnh vực địa chất đã khảo sát và cho hay: “Món đất này chứa nhiều canxi, nên những người thiếu canxi, thiếu sắt tìm ăn để bổ sung vi chất cho cơ thể (thường là các bà bầu, người già). Do ăn nhiều, quen miệng nên dễ bị nghiện, cộng với điều kiện xưa còn thiếu thốn nên nhiều người vẫn giữ thói quen này tới lúc già”.
Ảnh: Tổng hợp