Ngôi mộ cổ nằm ở xã Tảo Dương Văn (huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội) luôn có người túc trực, dọn dẹp và hương khói trăm năm nay.
Tại xã Tảo Dương Văn thuộc huyện Ứng Hòa có một ngôi mộ cổ, nằm ở khu đất cao và rộng lớn, cỏ cây xanh rờn, phía đối diện là chiếc hồ hình bán nguyệt ngay giữa cánh đồng. Đường vào ngôi mộ là một lối đi dài, hai bên có ruộng lúa mênh mông. Đó là khu lăng mộ của cụ Dương Lâm (Thái tử Thiếu Bảo, Hiệp tá Đại học sĩ).
Hình ảnh về khu lăng mộ nằm giữa cánh đồng ruộng bao la của danh nhân văn hóa lịch sử Dương Lâm
Tổng thể kiến trúc của khu lăng mộ dù đã cũ theo năm tháng nhưng vẫn thể hiện sự nổi bật với những chi tiết bằng đá tinh xảo như: voi đá, bia đá, bậc đá...Đứng ở vị trí cao nhất của ngôi mộ có thể thấy khung cảnh bao la, nhiều cây cối xanh rờn, không khí trong lành...
Được biết danh nhân Dương Lâm sinh năm 1851, trong một gia đình nhà nho có truyền thống hiếu học tại làng Vân Đình, tổng Phương Đình, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (nay là huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội)
Từ thuở nhỏ, Dương Lâm đã có ý thức rèn luyện trí đức, thi thư, phát huy truyền thống văn học, hiếu học của dòng họ Dương và họ Bùi. Về sau, ông trở thành một trong những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng giai đoạn cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Cuộc đời và tư tưởng của Dương Lâm chịu ảnh hưởng của nhiều biến cố lịch sử đau thương trong lịch sử dân tộc cuối thế kỉ 19.
Hình ảnh hiếm hoi về danh nhân Dương Lâm được lưu truyền lại
Khi về hưu, ông được triều đình tặng hàm Hiệp tá Đại học sĩ, về quê nhà mở lớp dạy học. Đến năm 1920 thì mất, hưởng thọ 69 tuổi.
Một số hình ảnh khác về khu lăng mộ của danh nhân Dương Lâm
Khu vực lăng mộ của ở danh nhân Dương Lâm ở huyện Ứng Hòa được tôn tạo sau trăm năm tồn tại, xây dựng kiên cố đẹp hơn. Nơi đây được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa, luôn có người dân canh gác, dọn cỏ và hương khói cẩn thận. Thỉnh thoảng có những đoàn khách viếng thăm.
Ảnh: Tổng hợp