24h
Yeah1 News

Bẫy chim phóng sanh hay tạo nghiệp, câu chuyện khiến CĐM bày tỏ quan điểm cứng rắn

Thứ năm, 24/08/2023 | 16:53 (GMT+7)

Không phải là chủ đề mới mẻ nhưng câu chuyện bẫy chim, bẫy cá phóng sanh vào ngày Rằm, mùng Một vẫn là đề tài muôn thuở thu hút sự bàn tàn từ công chúng.

Trên diễn đàn mạng xã hội, 1 người dùng Facebook đã chia sẻ câu chuyện ngay tại khu mình sống liên quan đến việc bẫy chim phóng sanh nhận được sự quan tâm từ công chúng. Theo đó, người này cho hay sân vườn nhà mình nhiều cây xanh nên chim đàn kéo nhau về tìm mồi, làm tổ hót ríu rít suốt ngày. Thế nhưng, đến 1 hôm anh phát hiện bầy chim này ngày càng hao hụt. Ngay sau đó, chủ thớt nhận ra nguyên nhân khiến đàn chim vài chục con mất dần là vì có nhóm thanh niên sử dụng đồ chuyên dụng để bẫy chim. Hỏi ra mới biết họ bẫy chim để bán cho các cá nhân và nhà chùa phục vụ cho việc phóng sanh vào các ngày rằm hay lễ lộc. Mỗi con chim như vậy giá dao động từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng.

Câu chuyện bẫy chim phóng sanh lại trở thành đề tài bàn tán sôi nổi trên mạng xã hội. Ảnh: Nguyễn Đình Ấm
Câu chuyện bẫy chim phóng sanh lại trở thành đề tài bàn tán sôi nổi trên mạng xã hội. Ảnh: Nguyễn Đình Ấm
Chim bị bắt cả bầy, trói buộc và nhốt vào lòng để bán với giá từ 5000 đến 10.000 đồng/con. Ảnh: Huyền Chi
Chim bị bắt cả bầy, trói buộc và nhốt vào lòng để bán với giá từ 5000 đến 10.000 đồng/con. Ảnh: Huyền Chi

Chủ nhân bài viết này bày tỏ góc nhìn của mình rằng đây là việc làm nên dừng ngay vì nó hoàn toàn phi nhân đạo. "Những con chim hoặc con vật khác bị bắt nên hoảng loạn, lại bị giam nhiều ngày khi thả ra không tìm được đàn, không tự kiếm ăn được nữa nên sẽ chết dần chết mòn.Thảo nào, đàn chim sẻ này ngày càng mai một....", anh viết . Dưới bài đăng này, rất nhiều cư dân mạng ngay lập tức vào chia sẻ quan điểm đồng tình . Phần lớn đều cho rằng việc bẫy chim rồi bán cho người khác phóng sanh hoàn toàn không đúng với giáo lý nhà Phật. Phóng sanh đúng là khi hữu duyên gặp loài vật bị nhốt rồi ra tay giải thoát cho nó tìm cuộc sống mới chứ không phải là phong trào mua bán, tổ chức rầm rộ như cách làm hiện nay.

Phóng sanh thường được các cá nhân, nhà chùa thực hiện vào các dịp Rằm, Mùng 1 và các dịp lễ lộc lớn trong năm. Ảnh: Nguyễn Đình Ấm
Phóng sanh thường được các cá nhân, nhà chùa thực hiện vào các dịp Rằm, Mùng 1 và các dịp lễ lộc lớn trong năm. Ảnh: Nguyễn Đình Ấm
CĐM bày tỏ quan điểm gay gắt với việc bẫy chim, bẫy cá phóng sanh hiện nay. Ảnh: Chụp màn hình
CĐM bày tỏ quan điểm gay gắt với việc bẫy chim, bẫy cá phóng sanh hiện nay. Ảnh: Chụp màn hình
Đây là câu chuyện năm nào cũng bị mang ra mổ xẻ nhưng vẫn cứ tiếp diễn. Ảnh: Chụp màn hình
Đây là câu chuyện năm nào cũng bị mang ra mổ xẻ nhưng vẫn cứ tiếp diễn. Ảnh: Chụp màn hình

Tháng 7 âm lịch này có lễ Vu lan báo hiếu, theo thông lệ, nhiều người vẫn mua chim hoặc mua cá phóng sanh để hồi hướng công đức. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp phóng sanh thế nào mới đúng vẫn đang là câu chuyện bỏ ngỏ, hàng năm đều bị đem ra mổ xẻ. Nhiều người cho rằng việc bắt chim, bắt cá hàng loạt làm phá hoại môi trường sinh thái vốn có đồng thời dễ khiến các con vật chết ngộp, chịu nhiều đau đớn không phải là việc làm phước đức mà đó là "tạo nghiệp". Đấy là chưa kể việc bắt rồi thả, thả rồi lại bắt để bán kiếm tiền tạo ra vòng luẩn quẩn khiến việc làm tích đức vốn tốt đẹp bị thương mại hóa đầy phản cảm. Vì vậy, việc phóng sanh tưởng như đơn giản cũng phải được thực hành bằng trí tuệ và lòng thiện tâm, tuyệt đối không chạy theo số lượng hay phong trào vô nghĩa ngoài kia.

 

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news

Cùng chuyên mục