24h
Yeah1 News

Bật mí tên gọi đầu tiên của Hà Nội và ý nghĩa sâu xa, học sinh giỏi Sử chưa chắc đã biết

Thứ ba, 08/08/2023 | 11:12 (GMT+7)

Hà Nội là vùng đất ngàn năm văn hiến và từng nhiều lần được chọn làm kinh đô của Việt Nam. Tuy nhiên, tên gọi đầu tiên của Hà Nội ít ai biết.

Hà Nội và TP.HCM là 2 trung tâm kinh tế, chính trị, thương mại lớn nhất cả nước. Trong đó, Hà Nội được xem là thủ đô của Việt Nam với hơn ngàn năm văn hiến. Vùng đất này từng nhiều lần được chọn là kinh đô của các triều đại phong kiến trong quá khứ. Trải qua nhiều đời, Hà Nội sở hữu nhiều tên gọi khác nhau như Đại La, Thăng Long, Hà Thành, Đông Đô, Đông Kinh...

Mỗi khi nhắc đến tên gọi trong quá khứ của Hà Nội, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến cái tên Thăng Long. Tuy nhiên, trong cuốn "Tổng tập Nghìn năm văn hiến Thăng Long", tác giả chỉ ra rằng, tên gọi đầu tiên của Hà Nội là Long Đỗ. Tên gọi này được cho là xuất hiện vào thời nhà nước Văn Lang, khoảng năm 866 TCN.

Hà Nội là vùng đất ngàn năm văn hiến nên từ xưa đã có nhiều tên gọi
Hà Nội là vùng đất ngàn năm văn hiến nên từ xưa đã có nhiều tên gọi

Năm 1397, Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần để lập nên nhà Hồ. Ông đã dời kinh đô từ phía bắc về An Tôn thuộc Phủ Thanh Hóa. Lúc này, có một vị quan tên Nguyễn Nhữ Thuyết đã dâng sớ lên Hồ Quý Ly khuyên rằng: "Ngày xưa, nhà Chu, nhà Ngụy dời đô đều gặp chuyện chẳng lành. Ngay đất Long Đỗ có núi Tản Viên, có sông Lô Nhị, núi cao sông sâu, đất phẳng lại rộng rãi".

Như vậy, tên gọi Long Đỗ đã có từ trước đó rất lâu. Theo truyền thuyết dân gian, năm 866 TCN, Cao Biền của nhà Đường sang nước ta đắp thành Đại La, thấy một vị pháp sư của Trung Hoa (có nơi nói là thần tiên) đã hiện lên, tự xưng là thần Long Đỗ. Từ đó, cái tên Long Đỗ được xem là tên gọi đầu tiên của Thăng Long xưa và Hà Nội nay.

Tên gọi đầu tiên của Hà Nội là Long Đỗ, có nghĩa là 'rốn rồng'
Tên gọi đầu tiên của Hà Nội là Long Đỗ, có nghĩa là "rốn rồng"

Trong tiếng Hán , Long Đỗ có nghĩa là "rốn rồng". Đây cũng là tên của vị Thành Hoàng trấn giữa đất Thăng Long. Ngày nay, người dân vẫn còn thờ vị thần này trong đền Bạch Mã - ngôi đền trấn giữ phía Đông của Hà Nội hơn ngàn năm.

Sau Long Đỗ, Hà Nội được gọi là Tống Bình - trị sở của bọn đô hộ phương Bắc thời nhà Tùy, nhà Đường. Sau Tống Bình là đến tên gọi Đại La hay Đại La Thành - ý chỉ vòng thành ngoài cùng bao lấy kinh đô.

Thành Thăng Long được bảo tồn đến ngày nay
Thành Thăng Long được bảo tồn đến ngày nay

Đến năm 1010, sau khi Lý Thái Tổ dời đô mới đổi tên thành Thăng Long (nghĩa là rồng bay lên). Đây cũng là tên gọi nổi tiếng khác của Hà Nội. Tháng 4/1397, Hồ Hán Thương gọi nơi này là Đông Đô (theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư"). 

Một số tên gọi khác của Hà Nội sau này là Đông Quan, Đông Kinh, Bắc Thành. Đến năm 1831, nơi này được đổi lại là Hà Nội. Trước kia, Hà Nội chỉ là tên một quận có từ thời nhà Hán, nằm ở phía Bắc của sông Hoàng Hà. Trong bộ Sử ký của Tư Mã Thiên có viết: "Kinh đô đế vương thời xưa phần lớn đều nằm ở phía Đông của sông Hoàng Hà, nên phía Bắc của sông Hoàng Hà gọi là Hà Ngoại".

Bật mí tên gọi đầu tiên của Hà Nội và ý nghĩa sâu xa, học sinh giỏi Sử chưa chắc đã biết - ảnh 4
Hà Nội trải qua nhiều thời kỳ và chính thức được gọi tên Hà Nội vào năm 1831
Hà Nội trải qua nhiều thời kỳ và chính thức được gọi tên Hà Nội vào năm 1831

Vua Minh Mạng chọn cái tên Hà Nội để gọi vùng đất phía Bắc của Việt Nam mang ý nghĩa là "được bao quanh bởi các con sông". Cái tên này cũng khái quát vị trí địa lý của khu vực, cho thấy đây là nơi nằm giữa những con sông lớn bao gồm sông Hồng, sông Nhuệ và sông Đáy.

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news

Cùng chuyên mục