Nhiều người đến nay vẫn thắc mắc về họ thật của Vua Hùng. Trái với suy nghĩ của nhiều người, vị vua gắn liền đến huyền thoại của Việt Nam lại mang họ khác.
Nhắc đến Vua Hùng, ngày nay, không ít người vẫn còn để lại nhiều thắc mắc chưa dám khẳng định chính xác. Theo những tư liệu từ sách sử, một bộ phận người cho rằng triều đại Vua Hùng là có thật. Tuy nhiên, cũng có nhiều quan điểm chống lại tuyên bố trên.
Trong cuốn Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có viết, vua Đế Minh - cháu 3 đời của vua Thần Nông trong một lần đi tuần thú phương Nam đã bắt gặp nàng tiên cá ở núi Ngũ Lĩnh (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc). Sau khi hai người ở với nhau thì sinh được một người con, đặt tên là Lộc Tục. Sau này, Lộc Tục trở thành vua xứ Nam (khu vực từ núi Ngũ Lĩnh đến phía Nam), xưng gọi Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỉ.
Kinh Dương Vương kết hôn với con gái Động Đình Hồ quân là Long nữ, sinh ra Sùng Lãm. Sau này, Sùng Lãm nối ngôi tự xưng Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ, sinh ra bọc trăm trứng, được xem là tổ tiên của người Việt ta sau này. Trong số trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ, có 50 người con theo mẹ lên núi, tự phong làm Hùng Vương (hay còn gọi là Vua Hùng), thay nhau nối ngôi cai trị đất nước, lập nên thời đại Hồng Bàng kéo dài đến năm 258 TCN.
Đến nay, những dữ kiện xoay quanh việc 18 đời Vua Hùng có thật sự tồn tại hay không vẫn còn để lại nhiều tranh cãi. Đặc biệt là tên họ thật của Vua Hùng khiến hậu thế tò mò. Nhiều người cho rằng, gọi là Vua Hùng thì hẳn họ của ông là họ Hùng. Thế nhưng cách giải thích này chưa hợp lý, nếu suy xét theo gia phả thì Vua Hùng đầu tiên là Kinh Dương Vương, tên là Lộc Tục thì sẽ có họ Lộc. Tuy nhiên, Lạc Long Quân lại tên là Sùng Lãm, điều này được giải thích do ngày xưa, hầu hết các dân tộc đều theo chế độ mẫu hệ nên có lẽ theo họ của mẹ.
Thực tế, có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thời vua Hùng, người Việt ta vẫn chưa có họ chính thức. Họ của người Việt được ghi nhận vào thời kỳ Bắc thuộc sau công nguyên.
Ngoài ra, trong số 18 vị Vua Hùng, có duy nhất 1 người được ghi nhận là lên ngôi thông qua việc thi cử, đó là Hùng Vương thứ 7, người có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Người Việt thường biết đến vị vua này qua câu chuyện "bánh chưng, bánh dày".
Tên của vị vua này là Lang Liêu, hiệu là Hùng Chiêu Vương. Nhờ trí thông minh, sự khéo léo, Lang Liêu đã nghĩ ra 2 món bánh tượng trưng cho Trời và Đất để dâng lên vua cha. Kết quả, Lang Liêu trở thành vị vua trị vì đất nước trong khoảng thời gian rất dài sau đó.
Ảnh: Tổng hợp