Học ngành nghề gì để sau khi ra trường dễ xin việc, lương cao không lo thất nghiệp là nỗi trăn trở của nhiều học sinh và phụ huynh hiện nay.
Hiện nay, có quá nhiều ngành nghề khiến các học sinh đang đứng trước ngưỡng chọn trường chọn ngành phân vân không biết nên học ngành nào. Theo đó, có người sẽ phù hợp với ngành này trong khi những người khác lại thích nghi tốt với những nghề nghiệp khác. Tuy nhiên, hầu như có điểm chung ai cũng đắn đo về chọn học ngành nghề nào để sau khi ra trường dễ xin việc lương cao. Dưới đây là 8 ngành nghề được dự đoán cơ hội nghề nghiệp ổn định, sinh viên yên tâm sau khi ra trường dễ xin việc trong 5 năm tới.
1. Y tế và chăm sóc sức khỏe
Ngành Y tế và Chăm sóc sức khỏe đang trải qua một quá trình biến đổi sâu rộng do sự phát triển của công nghệ và tăng cường nhu cầu về dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao. Trong thập kỷ qua, sự tiến bộ trong công nghệ y tế, từ công nghệ thông tin y tế đến thiết bị y tế thông minh và phương pháp điều trị mới, đã mở ra những cơ hội mới trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh tật.
Thị trường lao động trong ngành Y tế và Chăm sóc Sức khỏe đang chứng kiến nhiều thay đổi đáng chú ý, phản ánh xu hướng và nhu cầu xã hội hiện nay. Khảo sát chỉ ra rằng vấn đề kiệt sức, thiếu hụt nhân sự, và tỉ lệ chuyển việc cao đang thúc đẩy nhiều nhà lãnh đạo hệ thống y tế chú trọng hơn đến sức khỏe tinh thần và phúc lợi của nhân viên. Gần như tất cả những người tham gia khảo sát (95%) cho biết việc đầu tư vào lực lượng lao động ngành chăm sóc sức khoẻ trong năm 2024 là "quan trọng" hoặc "rất quan trọng.
2. Công nghệ thông tin và Trí tuệ nhân tạo
Trong thế giới công nghệ đang phát triển với tốc độ chóng mặt, hai lĩnh vực nổi bật và hứa hẹn nhất chính là công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo (Al). Thị trường lao động trong ngành Công nghệ thông tin và Trí tuệ nhân tạo (Al) đang chứng kiến những bước phát triển đột phá, mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp mới mẻ và thú vị. Một điểm đáng chú ý là ngành Al không chỉ tạo ra các cơ hội mới mà còn mang lại sự thay đổi lớn về cấu trúc việc làm.
Cụ thể, ngành này dự kiến sẽ tạo ra 133 triệu việc làm mới trên toàn cầu vào năm 2025, trong khi loại bỏ 75 triệu công việc, qua đó mang lại một sự gia tăng ròng 58 triệu việc làm. Sự gia tăng này phản ánh rõ nét xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ của ngành công nghệ cao và nhu cầu cao về nhân lực chất lượng. Nhu cầu về chuyên gia AI đang ngày càng tăng, với các công ty và tổ chức trên khắp thế giới đang tìm kiếm các chuyên gia có kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực này.
3. Tiếp viên hàng không
Làm tiếp viên hàng không là một trong các nghề nghiệp lương cao ở Việt Nam. Nhắc đến tiếp viên hàng không là chúng ta sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh những cô gái, chàng trai với vẻ ngoài sáng sủa và cách ứng xử lịch thiệp với khách hàng.
Thật vậy, với công việc đòi hỏi phải di chuyển liên tục và khi nào cũng phải nở nụ cười trên môi, cũng không ngoa khi họ có mức lương khá đáng mơ ước. Các tiếp viên hàng không có thể thu về từ 18 – 25 triệu đồng/tháng. Tiếp viên của mỗi hãng hàng không sẽ có mức thu nhập khác nhau.
4. Biên, phiên dịch viên
Đây là công việc dịch lời nói hoặc văn bản từ một ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Phiên dịch viên thường làm việc trực tiếp với khách hàng để hỗ trợ cuộc trò chuyện của những người không cùng ngôn ngữ. Biên dịch viên có thể làm việc độc lập để dịch văn bản. Công việc này có mức lương không giới hạn cụ thể và có thể lên tới 68.904 USD/năm (khoảng 1,7 tỉ đồng).
5. Kế toán viên
Kế toán viên là người quản lý hồ sơ tài chính. Họ có thể làm việc cho một cá nhân hoặc một công ty, tổ chức. Công việc cụ thể của kế toán viên bao gồm quản lý sổ sách, phân tích dữ liệu và cung cấp tài liệu về lợi nhuận cũng như báo cáo chi tiêu.
6. Thiết kế đồ hoạ
Thiết kế đồ họa là một nghề sáng tạo và cần nhiều kỹ năng. Các nhà thiết kế đồ họa có thể làm việc trong nhiều ngành khác nhau và đôi khi chịu trách nhiệm thiết kế quảng cáo, logo, bìa sách, bố cục tạp chí, tài liệu truyền thông hoặc thiết kế sản phẩm. Để được cân nhắc cho vị trí này, ứng viên thường cần phải có bằng cử nhân về thiết kế web, lập trình máy tính, nghệ thuật hoặc thiết kế đồ họa.
7. Giảng viên đại học
Giảng viên cũng được coi là một trong những nghề lương cao và được coi trọng nhất hiện nay. Những ai có trình độ cao mới có thể chịu trách nhiệm giảng dạy trong môi trường học thuật như các trường đại học.
Theo khoản 29 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Giáo dục đại học năm 2018: “Trình độ tối thiểu của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ, trừ chức danh trợ giảng; trình độ của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ thạc sĩ, tiến sĩ là tiến sĩ.” Có thể nói, mức lương của các giáo sư, tiến sĩ khi làm giảng viên là hoàn toàn xứng đáng vì đây là một nghề cần trí tuệ, trình độ học vấn sâu rộng và đạo đức nhà giáo, chứ không hề “dễ xơi” như một phần nhận định.