24h
Yeah1 News

6 lần đổi tên của CCCD, lần gần nhất sẽ là sắp tới đây

Thứ bảy, 27/05/2023 | 10:22 (GMT+7)

Đến thời điểm hiện tại, CCCD đã có 5 lần đổi tên. Lần tiếp theo dự kiến sẽ được thực hiện sắp tới đây.

Lần 1: Năm 1957, CCCD được gọi là Giấy chứng minh

Để đáp ứng nguyện vọng của quần chúng nhân dân, mong muốn có giấy chứng thực căn cước, thuận tiện trong quá trình giao dịch hàng ngày, Chính phủ đã ban hành Nghị định 577 quy định về Đặt giấy, thể lệ cấp phát giấy chứng minh. Theo đó, mọi công dân có quốc tịch Việt Nam nằm trong độ tuổi từ 18 trở lên đều được cấp Giấy chứng minh bao gồm 9 số và có thời hạn là 5 năm.

Lần 2: Năm 1972, CCCD được gọi là Giấy chứng nhận căn cước

Đến năm 1972, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định mới về CCCD. Về kiểu dáng, dữ liệu… thì vẫn giống bản cũ nhưng thay đổi tên gọi thành Giấy chứng nhận căn cước. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng bổ sung thêm các trường hợp không nằm trong diện cấp Giấy chứng nhận căn cước bao gồm: Những người bị mất trí nhớ, người đang bị giam giữ, người bị quản chế.

Ngoài ra, Giấy chứng nhận căn cước năm này cũng có một điểm mới đó là độ tuổi được cấp là từ 14 cho đến 17 tuổi.

Lần 3: Năm 1976, CCCD được gọi là Giấy căn cước

Năm 1976, hai miền Nam Bắc đã hoàn toàn thống nhất nên Chính phủ cũng ban hành Quyết định số 143 Cấp giấy căn cước cho tất cả các công dân nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bắt đầu từ độ tuổi 15 trở lên.

Lần 4 năm 1999, CCCD được gọi là Chứng minh nhân dân

Đến năm 1999, với mục đích khắc phục nhược điểm của Chứng minh thư cũ là dễ làm giả, một người có có nhiều số chứng minh hoặc nhiều người có chung số chứng minh, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 05/1999. Theo đó, Giấy căn cước được đổi lại thành Chứng minh nhân dân. Chứng minh nhân dân được in hoa văn màu xanh nhạt đồng thời bổ sung thêm mã vạch hai chiều ở mặt sau để chống làm giả.

Chứng minh nhân dân được in hoa văn màu xanh nhạt
Chứng minh nhân dân được in hoa văn màu xanh nhạt

Bên cạnh đó, công dân từ đủ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp Chứng minh nhân dân thay vì 15 tuổi như năm 1976.

Lần 5 năm 2016, CCCD được gọi là Thẻ Căn cước công dân

Đến năm 2016, Bộ Công an lần đầu tiên cấp Thẻ căn cước công dân thay cho Chứng minh nhân dân. Thẻ căn cước công dân sử dụng công nghệ in trên chất liệu nhựa chứng, có lớp tem chống giả, mã số định danh cá nhân gồm có 12 số.

Bên cạnh đó, thẻ còn có mã vạch điện tử, mã hoá các trường thông tin của công dân được đánh giá là phù hợp với xu thế của thế giới. 

CCCD mẫu mới được tích hợp thêm nhiều trường thông tin, phù hợp với xu thế của thế giới
CCCD mẫu mới được tích hợp thêm nhiều trường thông tin, phù hợp với xu thế của thế giới

Lần 6 dự kiến sắp tới CCCD sẽ được rút gọn là thẻ căn cước.

Dự kiến thẻ Căn cước công dân sẽ được rút gọn thành Thẻ căn cước trong thời gian tới.

Lý do đề xuất đổi tên thành Thẻ căn cước là để phù hợp với lịch sử căn cước công dân ở Việt Nam (một số thời kỳ chỉ ghi là giấy chứng minh hay giấy căn cước) và các loại giấy tờ đang lưu hành ( hộ chiếu, bảo hiểm… cũng không có từ công dân trong tên gọi).

Ngoài ra còn là để phù hợp với xu hướng của thế giới (nhiều nước chỉ ghi là căn cước hay căn cước quốc gia) đồng thời giúp ngắn gọn, tiết kiệm trong quá trình sử dụng thẻ.

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news

Cùng chuyên mục