Trong tình hình các doanh nghiệp buộc phải cắt giảm nhân sự như hiện nay, vẫn có nhiều ngành nghề đang “khát” nhân lực với mức lương việc làm cao ngất ngưởng.
Nghiên cứu của Anphabe (đơn vị tư vấn về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc) chỉ ra rằng, không chỉ ở các nước trên thế giới, Việt Nam cũng phải đối mặt với “làn sóng sa thải” do tình hình kinh tế. Điều này không chỉ tác động lên chi phí vận hành của các doanh nghiệp, mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân viên đang làm việc trong doanh nghiệp.
Đặc biệt, những nhóm ngành như phần mềm, công nghệ thông tin, bất động sản hay bảo hiểm đều là những ngành nghề bị ảnh hưởng nhiều nhất. Theo thống kê, từ tháng 9/2022 đến tháng 5/2023, trung bình cứ 10 doanh nghiệp thì sẽ có 3 doanh nghiệp tiến hành cắt giảm nhân lực để cân bằng chi phí.
Hiện tại, khoảng 13% người đi làm tại Việt Nam chỉ ảnh hưởng từ “cơn sóng thần sa thải” này, nhiều nhất là nhóm người ở giai đoạn thử việc. Còn ở cấp quản lý trở lên, 13% doanh nghiệp tiết lộ sẽ cắt giảm trong thời gian sắp tới. Bởi lẽ, nhiều cơ sở, doanh nghiệp đang đau đầu về vấn đề không đủ trả tiền lương hoặc không đủ việc cho nhân viên, do cạnh tranh khắt nghiệt và kinh doanh khó khăn.
Tuy nhiên, Anphabe vẫn đưa ra nhận định khách quan về vấn đề này: "Trong nỗ lực cắt giảm nhân sự, các doanh nghiệp có thể ngay lập tức tiết kiệm tối đa chi phí. Tuy nhiên sau đó, họ có thể sẽ trả giá cho những mất mát lớn hơn về năng suất và sự tin tưởng của nhân viên". Thế nên, xu hướng cắt giảm nhân sự vẫn đang được các doanh nghiệp tiến hành một cách cẩn thận và tỉnh táo nhất.
Mặt khác, trong 6 tháng trở lại đây, giữa làn sóng cắt giảm nhân sự, vẫn còn rất nhiều nhóm ngành đẩy cao nhu cầu tuyển dụng. Thị trường nhân lực Việt Nam vì thế mà vẫn duy trì được sự sôi động và mở ra nhiều cơ hội cho người lao động.
Trung bình trong 10 người bị sa thải, đã có 7 người tìm được việc làm mới trong các nhóm ngành có tỉ lệ cơ hội cao như: Kỹ thuật/máy móc/cơ khí công nghiệp (83%), Ngân hàng (80%), Vận tải/hậu cần (75%), Dược/thiết bị y tế/chăm sóc sức khỏe (68%), Xây dựng/kiến trúc (67%).
Với 7 người này, tỉ lệ khảo sát cũng chỉ ra được, có tới 3 người nhận được mức lương cao hơn công việc cũ, 3 người giữ nguyên mức lương và duy chỉ 1 người nhận mức lương thấp hơn công việc trước đó.
Nghiên cứu ghi nhận, một số lĩnh vực như bán hàng hay tài chính thì mức tăng lương trung bình sẽ rơi vào khoảng 8,7%. Người lao động có thể tận dụng thời gian này để tìm kiếm công việc mới với thu nhập tốt hơn việc làm hiện tại.
Về phía nhóm người lao động chưa tìm được việc làm, họ không cần quá lo lắng vì một số ngành khác cũng cần bổ sung nhân lực. Điều này đồng nghĩa với việc cơ hội của người lao động vẫn còn rất nhiều phía trước. Điểm qua một số ngành nghề đang có xu hướng gia tăng nhân sự, chúng ta có thể kể đến các lĩnh vực như bảo hiểm, ngân hàng, giáo dục, công nghệ thông tin, y tế…
Ảnh: Tổng hợp