Theo chính sách quy định về hưởng BHYT, năm 2023, có 3 đối tượng chính sẽ được BHYT hoàn trả lại tiền. Mọi người cần phải biết để không chịu thiệt thòi.
Bảo hiểm y tế (viết tắt là BHYT) là hình thức bảo hiểm bắt buộc do Nhà nước tổ chức và quản lý được áp dụng với các đối tượng theo quy định của Luật nhằm hướng đến sự chăm sóc sức khỏe toàn diện, không vì mục đích cá nhân hay lợi nhuận. Người tham gia BHYT sẽ được chi trả một phần hay toàn bộ chi phí khám, điều trị và phục hồi sức khỏe... được quy định rõ ràng trong chính sách nếu không may xảy ra ốm đau, bệnh tật.
Từ ngày 1/7/2023, theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP đã thay đổi nâng mức lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng. Do đó, mức đóng và chế độ của BHYT cũng thay đổi theo. Cụ thể, mức đóng của BHYT theo hộ gia đình sẽ được quy định là người thứ nhất đóng 4,5% mức lương cơ sở (972.000 đồng/năm); người thứ hai đóng 70% mức đóng của người thứ nhất (680.400 đồng/năm); người thứ ba đóng 60% mức đóng của người thứ nhất (583.200 đồng/năm)...
Ngoài ra, theo quy định hiện hành, người tham gia BHYT sẽ được hoàn trả số tiền đã đóng nếu thuộc 3 đối tượng cụ thể sau:
- Người tham gia BHYT theo nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng hoặc tham gia BHYT theo hộ gia đình được cấp thẻ BHYT theo nhóm đối tượng mới, nay giảm giá trị sử dụng thẻ đã cấp trước đó (có thứ tự đóng xếp sau đối tượng mới)
- Người tham gia BHYT theo nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng được điều chỉnh tăng hỗ trợ mức đóng BHYT
- Người tham gia BHYT qua đời trước khi thẻ BHYT có giá trị sử dụng
Số tiền hoàn trả tính theo mức đóng BHYT và thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ BHYT. Thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ BHYT được tính như sau:
- Từ thời điểm thẻ BHYT được cấp theo nhóm mới bắt đầu có hiệu lực đối với đối tượng tại điểm 1.2 Khoản 1
- Từ thời điểm quyết định của cơ quan có thẩm quyền có hiệu lực đối với đối tượng tại điểm 1.2 Khoản 1
- Từ thời điểm thẻ có giá trị sử dụng đối với đối tượng tại điểm 1.3 Khoản 1
Ảnh: Tổng hợp