24h
Yeah1 News

2000 năm trước nhà bác học này đã có thể tính được chu vi của Trái Đất chỉ bằng 1 cây gậy?

Thứ sáu, 22/12/2023 | 09:21 (GMT+7)

Không ai có thể ngờ rằng một nhà bác học thời cổ đại đã có thể tính được chu vi Trái Đất chỉ bằng một cây gậy từ hơn 2000 năm trước.

Ngày nay, vẫn có nhiều người ngỡ rằng để đo được chu vi Trái Đất, các nhà khoa học phải sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất. Tuy nhiên, sự thật là vào khoảng 2.240 năm trước, có một nhà bác học đã tính toán được chu vi Trái Đất chỉ bằng một cây gậy gỗ. Ngạc nhiên hơn, con số mà nhà bác học này đưa ra chỉ sai số khoảng 1% so với kích thước mà con người thời hiện đại tính được.

Nhà bác học Eratosthenes nổi tiếng với phương pháp đo chu vi Trái Đất chỉ bằng một cây gậy gỗ
Nhà bác học Eratosthenes nổi tiếng với phương pháp đo chu vi Trái Đất chỉ bằng một cây gậy gỗ

Nhà bác học vĩ đại đó chính là Eratosthenes (276-194 TCN). Ông sinh ra ở Cyrene và điều hành thư viện Alexandria nổi tiếng dưới sự bảo trợ của nhà vua Ptolemy. Theo nhiều nguồn tin cổ để lại, có một cái giếng rất to tại thành phố Syene . Điểm đặc biệt của cái giếng này là nó sẽ được mặt trời chiếu thẳng vào đáy giếng vào trưa ngày hạ chí. Từ đó mà xung quanh giếng không xuất hiện bóng râm.

Lý giải cho điều này là bởi thành phố Syene nằm ngay trên chí tuyến. Thế nên mặt trời sẽ chiếu thẳng xuống định đầu vào ngày hạ chí. Nhận thấy được đây là cơ hội quý báu, nhà bác học Eratosthenes đã tiếp tục nghiên cứu và phát hiện ra thư viện Alexandria nằm trên cùng một kinh tuyến và có cùng kinh độ với cái giếng “thần thánh” ở Syene .

Nhà bác học đã phát hiện được Alexandria và Syene có chung kinh tuyến
Nhà bác học đã phát hiện được Alexandria và Syene có chung kinh tuyến

Thế nên, vào trưa ngày hạ chí, Eratosthenes đã đặt một chiếc gậy gỗ xuống đất và dùng nó để đo góc tia nắng mặt trời tại Alexandria. Nhờ bóng của chiếc que, Eratosthenes thu được kết quả là một góc 7 độ, tức khoảng 1/50 chu vi vòng tròn. Sự khác biệt này chứng tỏ Trái Đất có dạng hình cầu.

Từ đó, ông đã thuê một chuyên gia tính toán khoảng cách giữa Alexandria và Syene là 800km, khoảng 1/50 tổng chu vi của Trái Đất. Sau đó, Eratosthenes nhân kết quả thu được cho 50, rồi ra được con số là 250.000 stadia (một đơn vị được sử dụng từ thời cổ đại).

Ước tính của Eratosthenes 2000 năm trước chỉ sai số khoảng 1% đối với kết quả được công bố ngày nay
Ước tính của Eratosthenes 2000 năm trước chỉ sai số khoảng 1% đối với kết quả được công bố ngày nay

Bước cuối cùng, nhà bác học đại tài đã ước tính được chu vi của Trái Đất là một con số nằm trong khoảng từ 24.300 đến 25.000 dặm, nếu quy đổi sang km sẽ là từ 39.100 - 40.300 km. Như vậy, so với con số hiện tại được các nhà khoa học thời nay là 24.900 dặm (40.075 km), đáp án của Eratosthenes chỉ sai số khoảng 1% đổ lại.

Có thể nói, bằng sự thông minh của mình, nhà bác học Eratosthenes đã tính được chu vi Trái Đất chỉ bằng phương pháp dùng một que gỗ từ hơn 2000 năm trước. Thành tựu này của ông đến nay vẫn khiến con người kinh ngạc và bày tỏ sự thán phục.

 

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news

Cùng chuyên mục