Con nhỏ quá tăng động, không thể cho ăn một cách bình thường ư ? Đừng lo, phương pháp của người mẹ này trông có phần kỳ lại nhưng cũng hiểu quả đấy chứ.
Sinh con đã khó, nuôi nấng, chăm sóc con lại càng khó hơn. Nhất là trong những năm đầu đời, khi đứa trẻ chưa thể tự làm những việc cá nhân nhưng lại vô cùng tò mò về mọi thứ xung quanh, vô cùng hiếu động. Trong đó, việc đút cho con ăn có lẽ là một trong những điều khiến các ông bố bà mẹ phải trăn trở nhất.
Một số phụ huynh dùng cách cho con xem ti vi để dỗ con ăn, người thì dùng đồ chơi, âm nhạc, dụ con bằng cách bê đi khắp nơi hoặc nhảy múa. Thế nhưng trong trường hợp tất cả các phương pháp trên đều không hiệu quả thì sao? Một bà mẹ trẻ đã cho ta ví dụ về phương pháp cho con ăn vô cùng mới mẻ, nhưng trông cũng khá...tuyệt vọng.
Cụ thể, hình ảnh cô nàng cho con của mình ăn bằng cách dùng chân giữ hai tay bé trên tường, sau đó đút đã được đăng tải trên nhiều trang mạng xã hội với caption :"Phương án "dỗ con" ăn cuối cùng của vợ tôi". Theo những gì được chia sẻ, có thể thấy người mẹ trẻ này đã vô cùng khổ sở trong việc giữ và cho con ăn nên đành phải dùng giải pháp này.
Trong bức ảnh, mặc dù em bé có phần không cam tâm cho lắm nhưng vì đã bị mẹ giữ lại, nên cũng ngoan ngoãn ăn từng thìa bột mà không phản kháng gì.
Phía dưới bài đăng về hình ảnh này, nhiều người đã để lại những bình luận trái chiều. Một số cư dân mạng bày tỏ sự thích thú với phương pháp ăn uống hài hước của hai mẹ con, đồng thời chia sẻ sự cảm thông cho việc phải chăm con nhỏ của cô.
Dù vậy, có không ít cư dân mạng cho rằng hành vi của bà mẹ không đúng, có thể làm đau đứa trẻ. Bên cạnh đó, theo nhiều bà mẹ, việc ép con ăn cũng không tốt cho sức khỏe của bé. Hiện hình ảnh trên vẫn đang gây nên nhiều tranh cãi trên mạng xã hội.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho trẻ, việc ép trẻ ăn vốn không tốt như nhiều người lầm tưởng. Nhiều bằng chứng đã chỉ ra rằng việc bắt ép các bé ăn là rất không nên, thậm chí có thể dẫn đến chứng biếng ăn, ăn vô độ hoặc béo phì khi bé lớn lên. Bạn nên tham khảo bài viết dưới đây để biết về tác động và làm thế nào có thể giúp con mình tránh những rối loạn ăn uống sau này.
P.D