Theo quy định, trong trường hợp dưới đây, thẻ Bảo hiểm y tế sẽ bị tạm giữ và áp đặt mức phạt tiền mà ai cũng nên biết để lưu ý tránh bị phạt.
Theo quy định tại Khoản 2 của Điều 20 trong Luật này, trường hợp sử dụng thẻ Bảo hiểm y tế của người khác khi đi khám bệnh, chữa bệnh sẽ bị tạm giữ thẻ Bảo hiểm và bị xử phạt theo quy định. Đây được xem là vi phạm quy định về bảo hiểm y tế và bị xử lý vi phạm hành chính.
Người chủ thẻ bảo hiểm y tế bị tạm giữ thẻ sẽ phải đến nhận lại thẻ và nộp phạt theo quy định của pháp luật. Mức xử phạt cho hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong việc khám bệnh, chữa bệnh được quy định tại Điều 84 của Nghị định 117/2020/NĐ-CP như sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.
Như vậy, ngoài việc bị xử phạt tiền, người cho người khác sửa dụng thẻ bảo hiểm y tế để khám, chữa bệnh buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có) đối với hành vi làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.
3 trường hợp phải cấp đổi lại thẻ BHYT
Thẻ bảo hiểm y tế được cấp cho người tham gia BHYT và làm căn cứ để được hưởng các quyền lợi về BHYT theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế. Mỗi người tham gia BHYT sẽ được cấp 01 thẻ BHYT dùng để xuất trình khi đi khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại các cơ sở y tế.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 19, Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 các trường hợp được phép đổi thẻ bảo hiểm y tế gồm:
- Những trường hợp mà thẻ BHYT bị rách, nát hoặc hỏng;
- Những trường hợp mà người tham gia thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;
- Những trường hợp mà thông ghi trên thẻ BHYT không đúng.
Như vậy, thẻ BHYT của người tham gia thuộc một trong các trường hợp trên thì có thể làm thủ tục đổi thẻ BHYT mới theo quy định.