24h
Yeah1 News

Chuyên gia lý giải nguyên nhân duy nhất khiến tàu Titan gặp nạn, có một "điều khác lạ" được định sẵn dẫn tới thảm kịch

Chủ nhật, 25/06/2023 | 16:22 (GMT+7)

Chuyên gia mới đây đã lý giải nguyên hân duy nhất dẫn đến việc tàu Titan gặp nạn. Hoá ra con tàu tồn tại một sai lầm trong thiết kế, rất dễ dẫn đến tai nạn.

"Chỉ có một cách lý giải duy nhất"

Chủ tịch công ty tư vấn về an toàn lặn SubMerge - ông Ofer Ketter chia sẻ với tờ Newsweek cho biết: "Chỉ có 1 cách lý giải duy nhất" cho vụ nổ thảm khốc của tàu ngầm Titan dưới đáy biển. Đó là sai lầm của lỗi thiết kế tàu. Con tàu này có lẽ đã được định sẵn sẽ phát nổ do thiết kế so với những con tàu thông thường. Nhà sản xuất tàu Titan đã từ chối tuân theo các quy trình kiểm tra độc lập vốn là tiêu chuẩn trong ngành công nghiệp chế tàu lặn.

Tàu Titan thuộc sở hữu của công ty OceanGate Expeditions. Đơn vị này lần đầu tiên đưa du khách xuống thám hiểm tàu Titanic vào năm 2021. Hãng giới thiệu con tàu có cabin hình trụ làm từ sợi carbon . Đây là một khác biệt to lớn so với những tàu thông thường - vốn được thiết kế hình cầu và làm bằng titan.

Tàu Titan có hình dáng và chất liệu khác biệt so với tàu lặn thông thường
Tàu Titan có hình dáng và chất liệu khác biệt so với tàu lặn thông thường

Giáo sư Chris Roman tại trường Hải dương học - Đại học Rhode Island cho hay, "hình dạng hoàn hảo" nhất cho các tàu lặn là khối hình cầu. Vì thiết kế này sẽ làm áp lực nước tác động lên khối này tại các điểm khác nhau sẽ như nhau. Về phần tàu Titan, không gian cabin trong tàu lặn sẽ làm tăng lực nén ép ở phần giữa, khiến sức chống chọi của vật liệu bị giảm đi và tăng áp lực tách lớp.

Ông Graham-Jones, phó giáo sư kỹ thuật cơ khí và hàng hải tại Đại học Plymouth (Anh) nhận định: "Mỗi chuyến đi sẽ tạo ra những vết nứt nhỏ trong cấu trúc. Các vết nứt này có thể rất nhỏ và khó phát hiện lúc đầu, nhưng sẽ sớm trở nên nghiêm trọng, nhanh chóng lan rộng và vượt ngoài tầm kiểm soát". Theo đó, vật liệu tổng hợp mà tàu sử dụng tuy bền và cực kỳ cứng nhưng chúng sẽ hỏng hóc theo những cảnh không giống các vật liệu khác".

Các chuyên gia từng tỏ ra lo ngại về độ an toàn của con tàu này
Các chuyên gia từng tỏ ra lo ngại về độ an toàn của con tàu này

"Nòng súng bốc khói"

Trước khi thảm kịch xảy ra, tàu Titan cũng từng gây quan ngại về độ an toàn khi thiếu đi sự giám sát của bên thứ 3 đối với quá trình chế tạo tàu. Cựu giám đốc hoạt động hàng hải - David Lochridge đã từng cảnh báo rằng, quá trình thử nghiệm và cấp chứng nhận của công ty chưa đủ tiêu chuẩn và có thể "khiến hành khách gặp phải những nguy hiểm cực độ tiềm ẩn trong chiếc tàu lặn thử nghiệm".

Ông Lochridge đã đề nghị phương án thử nghiệm như quét siêu âm nhưng OceanGate đã từ chối. Hiệp hội Công nghệ Hàng hải cũng từng tỏ ra lo ngại nhiều vấn đề về tàu Titan và gửi thư cảnh báo: "phương pháp thử nghiệm của họ có thể dẫn tới những kết quả tiêu cực (từ nhỏ cho tới thảm khốc) và gây ra hậu quả nghiêm trọng".

Chính cựu giám đốc hoạt động hàng hải cũng từng phải cảnh báo về độ an toàn của tàu
Chính cựu giám đốc hoạt động hàng hải cũng từng phải cảnh báo về độ an toàn của tàu

Về phía OceanGate , công ty từng đăng lên blog vào năm 2019 bài đăng nhằm chỉ trích quy trình chứng nhận của bên thứ ba. Họ cho rằng đây là một quy trình tốn thời gian và cản trở sự đổi mới. Người đầu tiên tìm thấy xác tàu Titanic năm 1985 - nhà thám hiểm Robert Ballard đã gọi việc thiếu chứng nhận của bên thứ 3 của tàu Titan là "nòng súng bốc khói" (nghĩa là bằng chứng không thể chối cãi) trong vụ tai nạn thảm khốc lần này.

Ảnh: Tổng hợp

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news

Cùng chuyên mục