Báo chí và giới truyền thông quốc tế cũng đưa tin và có những nhận định về thành công của bộ phim "Mai" trong thời điểm này.
Bộ phim "Mai" của Trấn Thành không chỉ nhận được sự quan tâm của khán giả hay truyền thông trong nước mà giới truyền thông quốc tế cũng quan tâm đến tác phẩm đang "càn quét" màn ảnh Việt này. Trong bài viết mới nhất trên Deadline, nhà báo Liz Shackleton đã điểm qua bức tranh tổng thể của thị trường điện ảnh Việt Nam sau đại dịch.
Bắt đầu bằng việc thống kê doanh thu của một số bộ phim Việt ra mắt vào dịp Tết Nguyên đán 2024, Shackleton đặc biệt nhấn mạnh về thành tích ấn tượng hơn 400 tỷ đồng (tương đương khoảng 16,4 triệu USD) của bộ phim "Mai" (do Trấn Thành đóng vai chính), và dự đoán rằng dự án này có thể sẽ phá vỡ kỷ lục doanh thu của bộ phim "Nhà bà Nữ" (2023).
Cùng với đó, Shackleton cũng đề cập đến hai trường hợp phim Việt khác, "Sáng đèn" (của đạo diễn Hoàng Tuấn Cường) và "Trà" (của đạo diễn Lê Hoàng), phải rút khỏi rạp trước sức ép về doanh thu từ cuộc đua căng thẳng. Có thể thấy, giới truyền thông và mộ điệu quốc tế cũng đánh giá cao sức hút từ bộ phim "trăm tỷ" của Trấn Thành khi khiến các đối thủ chiếu cùng thời điểm phải dè chừng "rút lui".
"Năm ngoái , doanh thu phòng vé của ngành điện ảnh Việt Nam đạt 150 triệu USD, tương đương khoảng 90% so với mức trước đại dịch, từ tổng số 1.100 rạp chiếu phim. Điều này được trích dẫn từ báo Dealine. Đây là một kết quả khá ấn tượng đối với một thị trường mà vào năm 2010 chỉ có 90 rạp chiếu phim và doanh thu hàng năm dưới 15 triệu USD." - trang Deadline dẫn ra.
Liz Shackleton cũng đã chỉ ra sự đổ bộ của các "ông lớn" như CJ CGV, Lotte Cinema cùng với việc mở rộng hệ thống rạp chiếu phim trên toàn quốc tại Việt Nam. Ngoài ra, trong những năm gần đây, khán giả Việt có xu hướng ưa chuộng phim nội địa hơn so với các dự án nước ngoài. Theo thống kê từ CJ, độ tuổi ra rạp của khán giả Việt là dưới 29, chiếm 80%. Các nhà sản xuất và đạo diễn trong nước cũng đã thử nghiệm với nhiều đề tài và thể loại phim đa dạng hơn so với trước.
Tuy nhiên, điểm yếu của ngành điện ảnh Việt Nam hiện tại là các nhà đầu tư vẫn còn thận trọng sau đại dịch và còn thiếu nguồn nhân lực, đồng thời không đạt được sự đáp ứng kỳ vọng từ phía khán giả. Cụ thể, số lượng phim Việt được phát hành hiện nay chỉ còn dưới 30 dự án mỗi năm, trong khi con số này trước đại dịch đạt trên 40 tác phẩm mỗi năm.