24h
Yeah1 News

Vì sao thời cổ đại phụ nữ mới 13,14 tuổi đã phải lấy chồng?

Thứ bảy, 23/12/2023 | 10:55 (GMT+7)

Phụ nữ thời cổ đại thường phải kết hôn khi mới 12, 13 tuổi. Một số triều đại phong kiến còn có những hình phạt nặng nề đối với những phụ nữ kết hôn muộn.

Không phải ngẫu nhiên mà phim cổ trang thường nhắc đến vấn đề con gái 13, 14 tuổi phải lên kiệu hoa gả về nhà chồng. Trên thực tế, việc phụ nữ thời phong kiến kết hôn sớm là sự thật không có gì phải bàn cãi. Thậm chí, tùy theo quy định của mỗi triều đại mà phụ nữ trong độ tuổi từ 12 đến dưới 15 tuổi phải yên bề gia thất.

Thời cổ đại, người dân quan niệm con gái phải lấy chồng sớm, đó mới là thuận theo lẽ trời. Những cô gái trên 15 tuổi mà chưa có mối hôn sự nào thì gia đình đó sẽ bị hàng xóm chỉ trích cũng như các tin đồn xấu sẽ bủa vây cả nhà. Để nở mày nở mặt với dòng họ, nhiều gia đình bỏ ra một số tiền không nhỏ cho các bà mai để tìm mối hôn sự tốt đẹp cho con gái của mình.

Con gái thời xưa mới 13, 14 tuổi đã phải lấy chồng
Con gái thời xưa mới 13, 14 tuổi đã phải lấy chồng

Phụ nữ càng lấy chồng sớm thì càng được xem là có nhiều phẩm hạnh, gia đình dạy dỗ tốt. Ngoài ra, việc gả con gái khi còn chưa đến tuổi vị thành niên được cho là xuất phát từ vấn đề tài chính khó khăn trong xã hội cổ đại. 

Vì sao con gái thời phong kiến mới 13, 14 tuổi đã gả chồng?

Lý do thứ nhất, Trung Quốc thời phong kiến là một quốc gia phát triển nền nông nghiệp rực rỡ. Tuy nhiên, nông nghiệp lại không mang lại quá nhiều tiền cho người nông dân. Thậm chí nhiều năm mất mùa, người dân nghèo còn rơi vào tình trạng đói kém, vất vả sống qua ngày. Cuộc sống thiếu thốn khiến người ta không thể bổ sung đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, người ngày càng suy kiệt, làn da vàng vọt. Chính vì vậy để có thể duy trì cuộc sống, nhiều gia đình nghèo buộc phải bán con cho các gia đình địa chủ để lấy tiền hoặc nhẹ hơn là tìm mối gả chồng cho con để giảm bớt miệng ăn.

Người xưa quan niệm, con gái đằng nào cũng lấy chồng nên nếu lấy sớm một chút cũng là cách bớt gánh nặng cho gia đình. Không chỉ giảm phần ăn mà việc gả con gái còn giúp nhà đó có được một số của hồi môn. Ngoài ra, việc con gái kết hôn sớm cũng giúp cô có cuộc sống mới, xây dựng mái ấm gia đình thuộc về mình.

Người xưa quan niệm con gái gả chồng sớm là gia đình có phúc đức, gia giáo và phẩm hạnh
Người xưa quan niệm con gái gả chồng sớm là gia đình có phúc đức, gia giáo và phẩm hạnh

Do ảnh hưởng của Nho giáo, thời phong kiến ở Trung Quốc, gia đình thường đề cao tiếng nói của người đàn ông. Chính vì vậy con gái được cho là "bố mẹ đặt đâu, con ngồi đó", không thể cãi lời. Bố mẹ là người quyết định hôn sự, con gái phải nghe theo mọi sự sắp xếp của phụ huynh, nếu không sẽ trái với đạo đức, gia đình sẽ bị chỉ trích.

Ngoài ra, trình độ y học của người xưa rất thấp, nhiều căn bệnh phụ nữ thời điểm đó vẫn được xem là bệnh nan y, không có thuốc chữa. Việc gả con gái sớm sẽ hạn chế nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa. Không những thế, những cô gái có hôn ước được xem là người trưởng thành. Nếu không có hôn ước thì họ mãi mãi chỉ là một đứa trẻ chứ không thực sự được công nhận địa vị trong xã hội.

Sau khi kết hôn, con gái sẽ toàn tâm toàn ý lo cho gia đình chồng, hiếm khi nhắc đến nhà mẹ đẻ
Sau khi kết hôn, con gái sẽ toàn tâm toàn ý lo cho gia đình chồng, hiếm khi nhắc đến nhà mẹ đẻ

Vào thời nhà Đường, phụ nữ được quy định tuổi kết hôn muộn nhất là 14 tuổi. Trong khi thời nhà Hán, phụ nữ dưới 15 tuổi đã phải gả chồng. Nếu những gia đình không gả con gái trước độ tuổi quy định sẽ bị cho là vi phạm pháp luật và xử phạt bằng cách thu tiền phạt. Vì cuộc sống nghèo khó nên việc mất tiền đối với các gia đình nông dân như một cực hình. 

Bên cạnh đó, thời xưa chiến tranh liên miên, đàn ông trong gia đình thường bị trưng binh để đi chiến đấu. Để có thể đáp ứng đủ quân số không ngừng cho các cuộc chiến mở rộng bờ cõi, người phụ nữ phải kết hôn sớm, sau đó sinh nhiều con. Đây được cho là chính sách ưu sinh và sinh sớm quy định trong thời phong kiến. Việc đẻ con sớm là để nối dõi tông đường và cũng tăng thêm nguồn lao động cho gia đình và đất nước.

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news
Từ khóa: phụ nữ   thời cổ đại  

Cùng chuyên mục