24h
Yeah1 News

Vì sao người xưa dạy rằng "chớ đi ngày 7, chớ về ngày 3", giới khoa học nói gì?

Thứ bảy, 21/10/2023 | 16:06 (GMT+7)

Câu nói "chớ đi ngày 7, chớ về ngày 3" được người xưa truyền lại và người dân truyền miệng nhau trong thời hiện nay. Dưới góc nhìn khoa học nên hiểu thế nào?

Ngày tháng luôn đóng vai trò quan trọng đối với người dân trong việc xuất hành hay xây dựng, bắt đầu một công việc nào đó. Người xưa và người thời nay đều có thói quen xem ngày trước để lựa chọn ngày đẹp nhất, mang ngụ ý tốt nhất để giúp mọi chuyện thuận buồm xuôi gió. Theo quan điểm xưa, ông bà ta thường có câu "chớ đi ngày 7, chớ về ngày 3" có thể được hiểu ngắn gọn là không nên xuất hành đi xa vào ngày 3 hoặc ngày 7 trong tháng.

Từ xưa, người dân đã có quan niệm về các ngày Tam nương trong tháng
Từ xưa, người dân đã có quan niệm về các ngày Tam nương trong tháng

Vì sao nói "chớ đi ngày 7, chớ về ngày 3"?

Câu nói trên xuất phát từ quan niệm dân gian ở các quốc gia phương Đông, nhất là Việt Nam và Trung Quốc. Được bết, những ngày kiêng kỵ của người xưa thường được gọi là ngày Tam nương. Hầu hết mọi người cho rằng vào ngày Tam nương thì cần hạn chế bắt đầu một công việc mới, không nên động thổ xây nhà, cưới hỏi, khai trương cũng như không nên xuất phát đi xa... 

Ngày Tam nương theo dân gian là các ngày như mùng 3, mùng 7, ngày 13, ngày 18, ngày 23 và ngày 27. Thông thường những ngày này được tính theo lịch Âm lịch. Theo tín ngưỡng dân gian Trung Quốc, cụm từ "tam nương" xuất phát từ việc gọi 3 người phụ nữ nổi tiếng lịch sử dưới thời nhà Hạ - Thương - Tây Chu là Muội Hỷ, Bát Kỷ và Bao Tự. Cả 3 người phụ nữ này đều được miêu tả sở hữu sắc đẹp tuyệt vời làm mê đắm các vị vua của các nước khiến họ rơi vào chiến tranh và sụp đổ.

Tuy nhiên đó chỉ là bài học đúc kết từ kinh nghiệm của người đi trước
Tuy nhiên đó chỉ là bài học đúc kết từ kinh nghiệm của người đi trước

Ngoài ra, một số người cho rằng ngày Tam nương là ngày mất của 3 người phụ nữ mang số mệnh "hồng nhan họa thủy". Đây là ngày họ bắt đầu vào cung và cũng là ngày mà họ rời khỏi thế gian.

Theo quan niệm dân gian ở Việt Nam, ngày Tam nương là ngày mà Ngọc Hoàng sai 3 người phụ nữ xinh đẹp xuống trần gian để mê hoặc người khác nhằm thử thách tấm lòng chung thủy, kiên định của con người. Nếu người không tự chủ khắc chế bản thân sẽ dễ sa vào cờ bạc, tệ nạn, rượu chè... tạo nên những điều sai trái, thất bại ê chề. Nhưng dù là quan điểm của quốc gia nào thì ngày Tam nương vẫn mang ý nghĩa tiêu cực, không tốt đẹp.

Lý giải từ góc nhìn khoa học

Theo Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học ứng dụng - ông Vũ Thế Khanh chia sẻ, thực tế ngày Tam nương được tính theo lịch Âm lịch của các quốc gia phương Đông. Ở phương Tây, người ta cũng có những ngày không tốt lành được gọi là ngày Nguyệt kỵ. 

Nguồn gốc của những ngày này xuất phát từ thống kê cho thấy trong lịch sử loài người, những vụ tai nạn nguy hiểm hay thảm họa tàn khốc đều xảy ra trong ngày Tam nương hay Nguyệt kỵ. Sự trùng lập xảy ra dưới góc nhìn của khoa học là do bản chất ngày âm lịch liên quan đến chu kỳ Mặt trăng quay quanh Mặt trời, tạo nên những ảnh hưởng tâm lý đến con người.

Mọi việc đều do bản tính và cách xử lý của con người quyết định
Mọi việc đều do bản tính và cách xử lý của con người quyết định

"Bản chất ngày âm lịch có liên quan đến Mặt trăng. Thủy triều hình thành do sức hút giữa Mặt trăng và Trái đất. Con người đóng vai trò như một hành tinh nhỏ với 70% cơ thể chúng ta là nước. Chính vì vậy chu kỳ quay của Mặt trăng cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý của chúng ta, gây ra các phản ứng khác thường trong cơ thể", ông Khanh chia sẻ.

Tuy nhiên những ngày này cũng không có gì đáng sợ. Các chuyên gia cho rằng con người chỉ cần giữ sự bình tĩnh để xử lý những mối nguy đe dọa đến cuộc sống và công việc thì đều sẽ thoải mái, nhẹ nhàng. Ngoài ra, mọi người cũng không cần đặt quá nhiều gánh nặng, áp lực cho bản thân mà phải biết cân bằng những mối quan tâm trong đời sống thường nhật để có kết quả tốt nhất.

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news

Cùng chuyên mục