24h
Yeah1 News

Vì sao con voi có thể sống sót dù bị gãy chân, còn ngựa bị gãy chân chỉ có thể tìm cách an tử?

Chủ nhật, 21/01/2024 | 21:32 (GMT+7)

Quan sát thế giới kỳ thú xung quanh, nhiều người tỏ ra thắc mắc vì sao chân voi lại dễ lành còn ngựa bị gãy chân thường “vô phương cứu chữa”.

Sở hữu thân hình đồ sộ, voi là một trong những loại động vật có kích thước to lớn nhất trên cạn. Đặc biệt hơn, khả năng tự phục hồi và thích ứng của loài động vật này rất đáng ngạc nhiên.

Vì sao con voi có thể sống sót dù bị gãy chân, còn ngựa bị gãy chân chỉ có thể tìm cách an tử? - ảnh 1

Với cấu trúc xương chắc khỏe, voi có khả năng tự phục hồi, chữa lành vết thương. Cấu trúc xương của voi giúp hỗ trợ tốt hơn với trọng lượng của chúng, từ đó giảm bớt gánh nặng cho các xương khớp khác khi gặp phải chấn thương. Nhất là đối với chấn thương nghiêm trọng như gãy chân, khả năng tự phục hồi sẽ được phát huy khi xương voi chứa rất nhiều khoáng chất và canxi.

Cùng với bộ khung cơ bắp đầy sức mạnh, voi “thừa sức” duy trì được cân bằng. Điều này đóng vai trò quan trọng bên cạnh cấu trúc xương khiến loài voi dễ dàng phục hồi chấn thương. Trong tình huống bị gãy 1 chân, 3 chân còn lại của loài voi sẽ cùng dồn lực gánh vác toàn bộ trong lượng cơ thể của nó thông qua sự linh hoạt của cơ. Bên cạnh đó, yếu tố không kém phần quan trọng khác giúp quá trình chữa lành vết thương chính là sự đàn hồi, dẻo dai của mô cơ.

Vì sao con voi có thể sống sót dù bị gãy chân, còn ngựa bị gãy chân chỉ có thể tìm cách an tử? - ảnh 2

Hơn hết, loài voi sở hữu trí thông minh và khả năng bắt chước tuyệt vời. Bầy đàn của chúng sẽ cùng nhau hỗ trợ, tạo một vòng tròn ngăn cách, giúp thành viên gặp phải chấn thương trong đàn được bảo vệ tối đa. Chúng cũng giúp đỡ nhau trong việc tìm kiếm thức ăn, nước uống. Từ đó, quá trình phục hồi vết thương được diễn ra suôn sẻ mà không gặp phải trở ngại nào.

Khả năng thích nghi trong mọi hoàn cảnh của loài voi cũng rất ấn tượng, chúng sẽ thay đổi thói quen sinh hoạt, hành động để trở nên phù hợp với hoàn cảnh hiện tại hơn. Ví dụ khi bị gãy chân, chúng sẽ sử dụng chiếc vòi nhiều hơn để tìm kiếm thức ăn, khám phá môi trường tự nhiên thay vì chủ yếu sử dụng 4 chân như thường ngày. Chính vì khả năng thích nghi nhanh, chúng có thể sống sót khi tự mình "tìm cách" sử dụng triệt để các bộ phận khác trên cơ thể mà chúng có.

Vì sao con voi có thể sống sót dù bị gãy chân, còn ngựa bị gãy chân chỉ có thể tìm cách an tử? - ảnh 3

Còn khi nhắc đến việc ngựa bị gãy chân, nhiều người phải lắc đầu chịu thua vì chân ngựa vô cùng khó chữa trị. Nguyên nhân khiến chân ngựa khó lành là vì cấu trúc xương của chúng. Theo đó, xương chân ngựa dài và mỏng manh hơn cả con người. Khi xuất hiện vết nứt trong xương, chúng sẽ rất khó để lành lại một cách tự nhiên.

Vì sao con voi có thể sống sót dù bị gãy chân, còn ngựa bị gãy chân chỉ có thể tìm cách an tử? - ảnh 4

Ngoài ra, vì trọng lượng cơ thể ngựa khá lớn, nên cơ thể rất dễ gây áp lực lên phần chân, khiến sức chịu đựng của ngựa bị giảm đi đáng kể. Không chỉ vậy, ngựa còn là động vật chuyên phải chạy để tìm kiếm thức ăn hoặc trốn kẻ thù. Nếu ngựa bị gãy chân, chúng khó thể chạy một cách bình thường, những chân còn lại cũng sẽ bị dồn áp lực nhiều hơn.

Đặc biệt, muốn điều trị gãy chân ở ngựa, con người thường phải tốn rất nhiều tiền bạc, nhân lực cũng như thuốc men. Điều này sẽ vô tình trở thành gánh nặng tài chính vô cùng khó khăn cho những người nông dân. Việc điều trị cho ngựa cũng còn khá hạn chế, bởi ngựa cần đội ngũ bác sĩ thú y chuyên nghiệp mới có thể chẩn đoán và phẫu thuật được cho chúng. Ở những vùng sâu, vùng xa, nhân lực trình độ cao và thiết bị tiên tiến rất khó tìm.

Vì sao con voi có thể sống sót dù bị gãy chân, còn ngựa bị gãy chân chỉ có thể tìm cách an tử? - ảnh 5

Chính vì những lý do trên, cộng thêm việc thời gian điều trị chân ngựa thường hạn chế, đã lý giải được việc tại sao ngựa bị gãy chân chỉ còn một lựa chọn duy nhất là tìm cách an tử.

Ảnh: Tổng hợp

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news
Từ khóa: gãy chân   voi   ngựa   động vật   khung xương  

Cùng chuyên mục