24h
Yeah1 News

Phóng to bức tranh cổ 190 năm tuổi của Nhật Bản khiến cả thế giới thán phục, người Nhật lại không vui?

Thứ năm, 17/08/2023 | 09:31 (GMT+7)

Bức tranh dưới thời kỳ Edo của Nhật Bản cách nay 190 năm khiến thế giới phải trầm trồ khi phóng to chi tiết bên trong, tuy nhiên người Nhật lại không vui lắm!

Bức tranh mang tên "Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa" được bình chọn là bức tranh nổi tiếng nhất Nhật Bản vào năm 2017 trên tạp chí Wall Street Journal. Nhiều người cũng xem tác phẩm này là đại diện cho hội họa của thời kỳ Edo tại Nhật Bản cách nay gần 2 thế kỷ. Bức tranh của danh họa Hokusai được sử dụng để trưng bày ở các bảo tàng nghệ thuật tại Berlin (Đức), Paris (Pháp), Tokyo (Nhật Bản)...

"Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa" là tranh mộc bản (tranh khắc gỗ in trên giấy) nên có ít nhất 8.000 bản gốc khác nhau. Đến thời điểm hiện tại, "Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa" được xác định ra đời vào thế kỷ 19, cụ thể trong khoảng thời gian năm 1933. Nội dung bức tranh chủ yếu khắc họa hình ảnh một con sóng khổng lồ ngoài khơi dâng cao, xa xa là ngọn núi Phú Sĩ mà người dân đang chèo thuyền.

Vì là tranh mộc bản nên trên thế giới có đến hơn 8.000 bức tranh 'Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa'
Vì là tranh mộc bản nên trên thế giới có đến hơn 8.000 bức tranh "Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa"

Khi mới nhìn vào, nhiều người choáng ngợp và bị thu hút bởi hình ảnh con sóng thần khổng lồ. Tuy nhiên, khi quan sát kỹ, người ta mới phát hiện chủ thể chính của bức tranh nằm ở ngọn núi Phú Sĩ phía sau. Đồng thời, "Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa" mang nhiều ẩn ý về thời cuộc mà danh họa Hokusai đã khéo léo gửi gắm và truyền tải.

Nói về giá trị nghệ thuật của tuyệt tác này, nhiều người cho rằng cái hay của "Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa" nằm ở màu xanh phổ. Được biết, đây là màu sắc khá hiếm trong thế kỷ 18-19 ở phương Đông. Năm 1829, màu sắc này được sản xuất tại Trung Quốc và từ đó những bức tranh của Trung Quốc và Nhật Bản mới được ứng dụng. 

Chân dung của danh họa Hokusai
Chân dung của danh họa Hokusai

"Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa" thể hiện vẻ đẹp thông qua hình ảnh 3 chiều trên bề mặt 2 chiều - ứng dụng hội họa được phát minh ở phương Tây. Trên thực tế, danh họa Hokusai đã học hỏi cách ứng dụng này từ học trò của mình và bắt đầu yêu thích, sử dụng nhiều trong các tác phẩm. Không ngờ là phong cách hội họa của Hokusai lại trở thành nguồn cảm hứng cho các họa sĩ nổi tiếng ở phương Tây theo trường phái ấn tượng như Van Gogh, Claude Monet... Tác phẩm "Đêm đầy sao" (Starry Night) của Van Gogh cũng bắt nguồn từ cảm hứng trong phong cách của Hokusai.

'Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa' là nguồn cảm hứng cho bức tranh 'Đêm đầy sao' của danh họa Van Gogh
"Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa" là nguồn cảm hứng cho bức tranh "Đêm đầy sao" của danh họa Van Gogh

Tuy nhiên, đối với nhiều người Nhật, họ không có ấn tượng tốt với tác phẩm "Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa". Nguyên nhân đầu tiên là do dưới thời Edo, hội họa truyền thống được xem là tối cao, danh giá. Những bức tranh mộc bản được in ấn hàng loạt chỉ có giá bằng một bát mì ở vỉa hè. Việc để loại hình này nổi tiếng khiến nhiều học giả truyền thống của Nhật Bản không vui.

Chưa dừng lại ở đó, ý nghĩa của "Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa" nằm ở ẩn dụ về thời đại. Từ đầu thế kỷ 17, chính quyền Nhật Bản đã tiến hành chính sách "bế quan tỏa cảng" nhằm ngăn chặn người nước ngoài đến Nhật Bản và không cho người Nhật Bản xa xứ. Sau 200 năm sau, trong khi thế giới đã tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa thì Nhật Bản vẫn chưa thể hội nhập. Người Nhật vô cùng lo lắng về nguy cơ bị các nước phương Tây xâm chiếm.

Chủ thể của bức tranh là ngọn núi Phú Sĩ lấp ló ở phía sau
Chủ thể của bức tranh là ngọn núi Phú Sĩ lấp ló ở phía sau

Quay lại với bức tranh của Hokusai, nhiều người phân tích cho rằng con sóng dữ trong tranh của ông là đang ẩn ý ám chỉ sự lớn mạnh của các quốc gia bên ngoài Nhật Bản thời kỳ Edo. Trong khi hình ảnh núi Phú Sĩ - tức Nhật Bản lại vô cùng nhỏ bé, hoàn toàn không có sức chống cự với "sóng dữ". Ngọn sóng cao chót vót có thể đổ ập xuống núi Phú Sĩ bất cứ lúc nào, tương tự như tương lai bất định của thời kỳ Edo. 

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news

Cùng chuyên mục