24h
Yeah1 News

Điều hoà bật 18 độ vẫn không mát, biết ngay cách này để phòng mát rượi đỡ tốn tiền gọi thợ

Thứ năm, 15/06/2023 | 09:10 (GMT+7)

Sử dụng điều hoà mùa nắng nóng là nhu cầu thiết yếu của mọi gia đình. Trong trường hợp điều hoà không mát, chúng ta có thể tự khắc phục tại nhà mà không cần gọi thợ.

Thời tiết nóng bức kéo dài khiến nhu cầu sử dụng điều hoà , quạt gió tăng cao. Đây cũng là thời điểm khiến hoá đơn tiền điện của mỗi gia đình cũng vượt hẳn so với các tháng trước. Đặc biệt là khi phải dùng điều hoà thường xuyên. Sau một thời gian dài điều hoà quá tải dễ xuất hiện hiện tượng bật nhiệt độ thấp nhưng vẫn không đủ cấp đủ sức làm mát cho căn phòng. Dưới đây là một số lý do khiến điều hoà dù có bật 18 độ vẫn không thấy mát.

1. Chọn sai chế độ điều hòa

Mỗi thiết bị điều hoà đều được thiết đặt có rất nhiều chế độ khác nhau để phù hợp với tình điều kiện thời tiết và nhu cầu sử dụng của con người. Trong một số trường hợp nếu người lớn không chú ý để trẻ con nghịch ngợm điều khiển điều hoà và chọn sai chế độ thì dễ dẫn đến việc điều hoà không mát. 

Một số chế độ trên điều khiển điều hoà
Một số chế độ trên điều khiển điều hoà

Lưu ý, đối với chế độ quạt, thiết bị sẽ không làm lạnh căn phòng mà chỉ cung cấp gió. Trong ngày nắng nóng, việc để chế độ quạt gần như không phát huy tác dụng làm mát như gia chủ mong muốn. Thông thường, nếu điều hoà đang bật chế độ quạt sẽ có biểu tượng hình cánh quạt trên màn hình điện tử của điều khiển. 

Ngoài ra, chế độ Dry (hút ẩm) với biểu tượng hình giọt nước cũng không có tác dụng làm mát căn phòng. Đây là chế độ được dùng vào mùa mưa hoặc thời tiết có độ ẩm cao. Nếu muốn làm mát thì nhất thiết phải chọn chế độ Cool thường có biểu tượng hình bông tuyết.

2. Điều hòa bị bẩn

Nếu đã điều chỉnh chế độ nhưng điều hoà không làm mát thì đây là lúc cần nên kiểm tra điều hoà để vệ sinh máy lạnh. Rất có thể dàn lạnh của điều hoà đang bị bấm bẩn lâu ngày, không được vệ sinh thường xuyên nên che mất khoảng trống để hơi lạnh thoát ra ngoài. 

Để khắc phục tình trạng dàn lạnh bị bụi bẩn, bạn có thể vệ sinh bằng những bước đơn giản tại nhà. Đầu tiên, bạn cần ngắt cầu dao điện của điều hòa để đảm bảo an toàn trong quá trình thay sửa. Sau đó, bạn tháo lớp vỏ ngoài cục lạnh rồi lấy phần lưới lọc bụi đi vệ sinh. Dùng vòi nước xịt (cấp độ nhẹ) vào những khe lưới cho đến khi sạch hoàn toàn bụi bẩn.

Dàn lạnh cần được vệ sinh thường xuyên
Dàn lạnh cần được vệ sinh thường xuyên

Sau khi vệ sinh xong dàn lạnh, mọi người vệ sinh luôn những bộ phận còn lại bằng chổi mềm để quét bụi bên ngoài. Nếu trong nhà có dung dịch Coil Cleaner chuyên dụng thì càng tốt. Sau khi hoàn thành các bước kể trên, người dùng lau sạch bộ phận rồi lắp lại như vị trí ban đầu, sau đó bật cầu dao và điều chỉnh điều hoà làm mát.

3. Nguồn điện không ổn định

Trong một số trường hợp, khi nguồn điện bị quá tải do nhu cầu sử dụng điện vượt qua mức quy định, nguồn điện không ổn định dễ làm hư hỏng những thiết bị điện tử trong nhà. Trong lúc đó, lốc máy điều hoà bị nóng lên, khả năng làm lạnh cũng suy giảm. Nếu điện quá yếu, thiết bị sẽ tự động ngừng hoạt động.

4. Điều hoà thừa hoặc thiếu gas

Khi điều hoà thừa hoặc thiếu gas cũng sẽ ảnh hưởng đến chức năng làm mát. Ngoài ra, nó còn khiến dàn lạnh phát ra âm thanh ồn ào hoặc làm thiết bị tắt đột ngột. Cần kiểm tra xem thử có thể do đường ống dẫn gas bị rò rỉ khiến gas đi hết ra ngoài. Những trường hợp này, bạn nên gọi thợ chuyên sửa chữa điều hoà để bơm gas hoặc tìm cách khắc phục.

Điều hoà hết gas cũng là nguyên nhân khiến máy không thể làm mát
Điều hoà hết gas cũng là nguyên nhân khiến máy không thể làm mát

5. Tụ điện, bảng mạch điều hoà bị hỏng

Khi điều hoà gặp sự cố với bảng mạch, tụ điện cũng là nguyên nhân khiến thiết bị dừng hoạt động, tương tự như một chiếc quạt gió thông thường. Một trong những lý do khiến tụ điện, bảng mạch hư hao là do sử dụng điều hoà có nhiệt độ thấp hơn 20 độ C trong một thời gian dài.

6. Máy nén bị hỏng

Khi máy nén bị hỏng, điều hoà vẫn hoạt động bình thường, chỉ là không thể làm mát. Trong những trường hợp liên quan đến sự cố kỹ thuật, mọi người cần gọi thợ có kinh nghiệm sửa chữa điều hoà đến kiểm tra.

Ảnh: Tổng hợp

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news
Từ khóa: điều hoà   máy lạnh   mẹo vặt  

Cùng chuyên mục