Công trình quân sự nổi tiếng của Việt Nam hơn 100 năm chưa từng bị quân địch xuyên thủng

Trải qua nhiều thế kỷ từ khi xây dựng, công trình quân sự nổi tiếng ở Quảng Bình vẫn sừng sững tồn tại cùng thời gian, bom đạn kẻ địch vẫn không xuyên thủng.

Việt Nam có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng được xây dựng từ thời phong kiến, trải qua hàng trăm năm vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Phần lớn trong số đó có thể bị bom đạn chiến tranh phá hoại, nhưng cũng có những di tích vẫn sừng sững cùng thời gian. Đặc biệt là công trình quân sự nổi tiếng được xây dựng từ thời Chúa Nguyễn ở thế kỷ thứ 17.

Ở vùng đất Quảng Bình, không ai là không biết đến công trình Lũy Thầy (hay còn gọi là Lũy Đào Duy Từ). Đây là công trình quân sự nổi tiếng của Việt Nam được xây dựng từ những năm 1630 vẫn còn tồn tại đến hiện tại. Năm 1630, Đào Duy Từ phụng lệnh của Chúa Nguyễn Phúc Nguyên xây dựng công trình lũy quân sự ở bờ nam của sông Nhật Lệ (nay thuộc TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình).

Công trình Lũy Thầy ở Quảng Bình tồn tại đến ngày nay
Công trình Lũy Thầy ở Quảng Bình tồn tại đến ngày nay

Lũy Thầy là công trình quân sự được thi công nhằm mục đích bảo vệ Đàng Trong trước cuộc tấn công của Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Khi mới xây dựng, Lũy Thầy vô cùng nổi tiếng, được người dân lưu truyền với câu thơ: Khôn ngoan vượt được Thanh Hà, dẫu rằng có cánh khó qua Lũy Thầy.

Lũy Thầy nổi tiếng tồn tại sau hơn 100 năm không hề bị bất kỳ cuộc chiến nào làm ảnh hưởng nhờ công thiết kế và xây dựng của Đào Duy Từ. Được biết, Đào Duy Từ là người quê phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Với tài năng và sự đức độ, Đào Duy Từ được Chúa Nguyễn kính trọng, nể phục gọi bằng danh xưng "thầy". Sau khi hoàn thành công trình quân sự, để nhớ ơn của Đào Duy Từ, người dân đã gọi lũy quân sự này là Lũy Thầy.

Lũy Thầy kéo dài 12 km và được xây dọc theo sông Nhật Lệ
Lũy Thầy kéo dài 12 km và được xây dọc theo sông Nhật Lệ

Lũy Thầy có cấu trúc bao gồm 3 chiến lũy chính là Lũy Trường Sa, Lũy Trấn Ninh, Lũy Trường Dục. Lũy Thầy được xây dựng từ Đầu Mâu đến cửa sông Nhật Lệ, ước tính dài 12 km. Sau nhiều cuộc chiến loạn, hiện tại, Lũy Thầy vẫn còn một phần di tích của 3 cửa lũy là cửa Tấn Nhật Lệ, cửa Lý chính Đại quan môn (sau gọi là cửa Võ Thắng Quan hay cổng Thượng) và cửa vào Dinh Quảng Bình (còn gọi là Quảng Bình Quan ).

Công trình quân sự nổi tiếng của Việt Nam hơn 100 năm chưa từng bị quân địch xuyên thủng - ảnh 3
Di tích Lũy Thầy còn tồn tại đến hôm nay
Di tích Lũy Thầy còn tồn tại đến hôm nay

Lũy Thầy được xây dựng từ nhiều lớp đất đá, phía ngoài đóng cọc gỗ lim, bên trong đóng cọc tre để ngăn chặn sự xâm phạm từ bên ngoài. Lũy Thầy cao trung bình 3-6 m, rộng 6 m và gồm 5 tầng. Ngày trước, Lũy Thầy được xây dựng kiên cố, vững chãi để voi hay ngựa cũng có thể đi qua. Với vị trí nằm dọc cửa sông Nhật Lệ, Lũy Thầy tạo nên địa thế khó tấn công, dễ phòng thủ.

Năm 1774, khi Chúa Nguyễn đối phó với cuộc Khởi nghĩa Tây Sơn của Nguyễn Huệ, Trịnh Sâm đã sai tướng của mình là Hoàng Ngũ Phúc tấn công vào Phú Xuân (Thừa Thiên - Huế ngày nay). Hoàng Ngũ Phúc chỉ huy 3 vạn quân vượt sông Gianh, âm thầm cùng tướng giữ thành ngấm ngầm dâng Lũy Thầy nên dễ dàng vào phía nam và bắt được Trương Phúc Loan đưa về kinh trị tội.

Tin tức mới nhất

Tại sao nên tránh mặc quần đùi trên máy bay? Tiếp viên nói sự thật
Nhà thông thái

Tại sao nên tránh mặc quần đùi trên máy bay? Tiếp viên nói sự thật

Sự tiện lợi, thoải mái, là yếu tố hàng đầu nhiều người muốn lựa chọn khi quyết định mặc gì lúc lên máy bay. Nhưng nếu là quần đùi, bạn nên cân nhắc. Và đây là lời khuyên của một tiếp viên hàng không.

14 giờ trước
Để nắm muối vào tủ lạnh: Công dụng tuyệt vời ai cũng thích, tiết kiệm khối thời gian
Nhà thông thái

Để nắm muối vào tủ lạnh: Công dụng tuyệt vời ai cũng thích, tiết kiệm khối thời gian

2 ngày trước
Vì sao nên vùi củ tỏi vào thùng gạo? Lợi ích đặc biệt, nhà nào cũng cần
Nhà thông thái

Vì sao nên vùi củ tỏi vào thùng gạo? Lợi ích đặc biệt, nhà nào cũng cần

3 ngày trước
Chiếc tai nhỏ trên dao nạo rau củ có tác dụng gì? 90% mọi người không biết
Nhà thông thái

Chiếc tai nhỏ trên dao nạo rau củ có tác dụng gì? 90% mọi người không biết

4 ngày trước
Sau khi dùng bình nước nóng, động tác nhỏ này giúp tiết kiệm một nửa tiền điện
Nhà thông thái

Sau khi dùng bình nước nóng, động tác nhỏ này giúp tiết kiệm một nửa tiền điện

7 ngày trước
Bảo quản bánh chưng vẫn ngon sau tết: Mẹo nhỏ không phải ai cũng biết
Nhà thông thái

Bảo quản bánh chưng vẫn ngon sau tết: Mẹo nhỏ không phải ai cũng biết

2 tuần trước
Bôi kem đánh răng lên lưỡi dao, kết quả khiến bạn cực bất ngờ
Nhà thông thái

Bôi kem đánh răng lên lưỡi dao, kết quả khiến bạn cực bất ngờ

2 tuần trước
Vì sao người xưa kiêng kỵ xới cơm một lần? Lý do nhiều người không biết
Nhà thông thái

Vì sao người xưa kiêng kỵ xới cơm một lần? Lý do nhiều người không biết

3 tuần trước
Trên tivi có 1 nút ẩn: Bật lên xem YouTube thả ga không lo bị gián đoạn, làm phiền bởi quảng cáo
Nhà thông thái

Trên tivi có 1 nút ẩn: Bật lên xem YouTube thả ga không lo bị gián đoạn, làm phiền bởi quảng cáo

3 tuần trước
Mẹo hay lấy nước xả quần áo lau sàn nhà, công dụng bất ngờ nhà ai cũng cần Tết đến dọn nhà nhớ dùng
Nhà thông thái

Mẹo hay lấy nước xả quần áo lau sàn nhà, công dụng bất ngờ nhà ai cũng cần Tết đến dọn nhà nhớ dùng

4 tuần trước
2 cách rút tiền tiết kiệm không không may bị mất sổ: Nắm lấy để dùng khi cần thiết
Nhà thông thái

2 cách rút tiền tiết kiệm không không may bị mất sổ: Nắm lấy để dùng khi cần thiết

4 tuần trước
Đêm Giao thừa, để thứ này ở đầu giường, năm mới thuận buồm xuôi gió, tiền vào như nước
Nhà thông thái

Đêm Giao thừa, để thứ này ở đầu giường, năm mới thuận buồm xuôi gió, tiền vào như nước

4 tuần trước
5 thiết bị ngốn điện hơn cả điều hòa: Dùng xong nhớ rút phích cắm ra, kẻo hóa đơn tăng vọt
Nhà thông thái

5 thiết bị ngốn điện hơn cả điều hòa: Dùng xong nhớ rút phích cắm ra, kẻo hóa đơn tăng vọt

4 tuần trước
Vì sao chúng ta nên gõ cửa 3 lần trước khi vào khách sạn, dù phòng trống?
Nhà thông thái

Vì sao chúng ta nên gõ cửa 3 lần trước khi vào khách sạn, dù phòng trống?

5 tuần trước
Nên đóng hay mở cửa phòng tắm khi không sử dụng? Rất nhiều người đang làm sai mà không biết
Nhà thông thái

Nên đóng hay mở cửa phòng tắm khi không sử dụng? Rất nhiều người đang làm sai mà không biết

5 tuần trước