Những thiết bị cần được rút điện ra sau khi sử dụng nếu không muốn hóa đơn tiền điện cuối tháng tăng vọt, 80% mọi người đều quên.
Chúng ta thường nghĩ rằng điều hòa là thiết bị tiêu tốn nhiều điện năng nhất, nhưng thực tế, còn nhiều thiết bị khác trong nhà cũng góp phần đáng kể vào việc làm tăng hóa đơn tiền điện nhưng ít người để ý. Nếu không rút phích cắm sẽ khiến hóa đơn tiền điện cuối tháng tăng cao.
1. Nồi cơm điện
Với nồi cơm điện có công suất 500W, nếu sử dụng 2 tiếng mỗi ngày, thiết bị này có thể tiêu tốn từ 20-25 kWh điện mỗi tháng. Nhiều người vẫn thường quên rút điện ra sau khi sử dụng bởi rằng khi cắm điện thì chiếc nồi vẫn hoạt động. Ngoài ra, việc này cũng làm ảnh hưởng tới tuổi thọ của nồi cơm điện. Đây là thiết bị gia dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình, do đó việc rút phích cắm nồi cơm điện là một điều quan trọng để giảm thiểu chi phí điện hàng tháng.
2. Bình nóng lạnh
Bình nước nóng có bình chứa nước nóng là loại bình đang được sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam, kết cấu của nó khá đơn giản là 1 bình chứa nước và thanh đốt được nhúng vào trong bình, ngoài ra còn 1 số rơ le nhiệt giúp bình tự ngắt điện khi nhiệt độ đủ cao.
Đối với bình nóng lạnh dung tích 20 lít, nếu chỉ bật 1 tiếng mỗi ngày, số lượng điện tiêu thụ trong một tháng ước tính là 70-80 kWh. Tuy nhiên, nếu bật bình nóng lạnh liên tục 24/24, lượng điện tiêu thụ mỗi tháng sẽ lên tới 320-340 kWh. Điều này cho thấy việc sử dụng bình nóng lạnh hợp lý không chỉ giúp tiết kiệm điện năng mà còn kéo dài tuổi thọ của thiết bị.
3. Tivi
Nếu xem tivi 5 tiếng mỗi ngày (TV LCD, công suất 150W), thì trung bình số lượng điện tiêu thụ trong một tháng là từ 20-25 kWh. Để tiết kiệm điện, người dùng nên tắt tivi khi không xem và sử dụng các chế độ tiết kiệm năng lượng được tích hợp sẵn trong tivi.
4. Bếp điện
Với thời gian sử dụng trung bình khoảng 3 tiếng mỗi ngày, trong một tháng, người dùng sẽ tiêu tốn từ 85-95 kWh điện cho bếp đơn và từ 170-190 kWh cho bếp đôi. Đây là một lượng điện năng không hề nhỏ, đặc biệt là đối với những gia đình sử dụng bếp điện thường xuyên cho các bữa ăn hằng ngày. Việc chọn lựa bếp có công suất phù hợp và tối ưu hóa thời gian sử dụng sẽ giúp tiết kiệm đáng kể lượng điện tiêu thụ.
5. Cục sạc điện thoại
Rất nhiều người vẫn có thói quen sạc điện thoại xong vẫn để cục sạc điện thoại cắm trong ổ cắm mà không rút ra. Không ít người nghĩ rằng vì không truyền điện vào điện thoại nên việc vẫn để cục sạc ở đó sẽ không ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, chúng sẽ vẫn làm hao tốn điện ngay cả khi không kết nối vào thiết bị nào cả.
Việc để lại cục sạc trong ổ cắm khi không dùng còn khiến cục sạc bị lão hóa sớm. Ngoài ra còn gây mất an toàn về điện, thậm chí chập cháy. Vì vậy bạn nên rút cục sạc khỏi ổ cắm khi dùng xong để tránh lãng phí điện, đảm bảo an toàn cho gia đình nhé. Nếu ổ điện này có công tắc, bạn có thể tắt công tắc này đi mà không cần rút cục sạc ra khỏi ổ.
6. Máy tính để bàn
Nếu máy tính để bàn hoạt động 12 tiếng mỗi ngày, ước tính sẽ tiêu tốn từ 72-75 kWh điện mỗi tháng. Máy tính để bàn là thiết bị không thể thiếu trong công việc và học tập, do đó việc sử dụng hợp lý và tắt máy khi không sử dụng là cách hiệu quả để tiết kiệm điện.
7. Bàn là điện
Bàn là điện là một thiết bị tuy nhỏ gọn nhưng lại có công suất khá cao, tương đương với một chiếc điều hòa. Nếu sử dụng bàn là điện có công suất 1.100W trong 30 phút mỗi ngày, thì ước tính một tháng sẽ tiêu tốn từ 14-24 kWh điện. Do đó, việc sử dụng bàn là điện một cách tiết kiệm và hiệu quả là điều cần thiết.