Không biết quý trọng đồng tiền làm ra, người đàn ông lâm cảnh khó khăn ở tuổi U40 khiến ai cũng ngao ngán.
Lu Hua (37 tuổi) sinh ra trong một gia đình làm nông ở Trung Quốc. Hoàn cảnh gia đình vốn không mấy khá giả, nhưng từ nhỏ Li Hua cũng không hứng thú với chuyện học hành. Thay vì đến trường, anh quyết định xin vào làm tại một công ty may mặc. Chỉ sau một thời gian ngắn, Lu Hua bắt đầu chán nản và kiệt sức vì phải làm việc từ 10-12 tiếng một ngày.
Sau khi nghỉ việc, Li Hua quyết định lên thành phố để làm bồi bàn. Vài năm sau, anh lại chuyển sang làm cho một công ty kinh doanh mỹ phẩm với mức lương 70 - 100 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, vì một số lý do mà công ty này cũng nhanh chóng ngừng hoạt động.
Dùng hết số tiền mình có được, Li Hua cùng một người bạn quyết định đặt cược tất cả để kinh doanh mỹ phẩm. Công việc làm ăn thuận lợi, Li Hua kiếm được hơn 30 triệu/ ngày là chuyện bình thường. Cũng chính vì thấy việc kiếm tiền quá dễ nên anh bắt đầu quen với cuộc sống giàu sang, chỉ ăn uống ở nhà hàng, tiêu tiền không chớp mắt mà không hề nghĩ đến chuyện phải để dành.
Kiếm được nhiều tiền, người đàn ông tiêu xài hoang phí, không nghĩ đến chuyện để dành
Để rồi khi dịch bệnh kéo đến, công việc kinh doanh gặp khó khăn, Li Hua mới biết bản thân đã thật sự lâm vào đường cùng. Từ một ông chủ lớn, Li Hua giờ phải lang thang khắp nơi để đi xin việc, kiếm tiền trang trải cuộc sống.
Vì không có bằng cấp nên anh phải làm công việc tay chân như bốc xếp hàng hóa với mức lương 900 nghìn đồng/ngày. Không chỉ làm việc liên tục 12 tiếng/ ngày, Li Hua còn thường xuyên phải nghe những lời chửi mắng từ người khác. Vậy nên, anh xin nghỉ và không tiếp tục làm công việc này nữa.
Cuối cùng khi lâm cảnh khó khăn phải vất vả đi tìm việc
Vì số tiền còn lại quá ít, nên Li Hua phải đến thuê căn phòng trọ nhỏ tạm bợ và ở cùng 6-8 người khác. Mỗi ngày, Lia Hua đều phải chứng kiến gián, chuột chạy khắp nơi, chăn đệm thì không được sạch sẽ nhưng lại không thể làm gì hơn ngoài cố gắng chịu đựng. Nhưng vì thói quen sinh hoạt của mỗi người quá khác nhau, nên Li Hua đành phải dọn ra sống ở chân cầu vào mùa hè, đến mùa đông mới tìm nơi ở tạm.
Những căn phòng trọ nhỏ vỏn vẹn vài mét vuông cho người lao động nghèo
Sau nhiều năm lăn lộn với đủ mọi công việc, lại phải sống tiết kiệm hết mức, Li Hua mới nhận ra bản thân trong quá khứ thật sự quá sai lầm. Từ ông chủ lớn, anh lại "ngã ngựa" và lâm cảnh khó khăn ở tuổi tứ tuần. May mắn là sau một khoảng thời gian sống buông thả, anh đã kịp thức tỉnh và biết quý trọng đồng tiền hơn.
Hiện tại bên cạnh công việc mới kiếm được, Li Hua còn chia sẻ những thước phim về cuộc sống, câu chuyện của mình lên MXH. Mặc dù câu chuyện nhận nhiều phản ứng trái chiều, nhưng cũng nhờ đó mà Li Hua được nhiều người chú ý hơn. Dần dần, khi thấy được nỗ lực thay đổi của anh, mọi người cũng bắt đầu thể hiện sự ủng hộ.