24h
Yeah1 News

Ngôi làng kỳ lạ có 1-0-2 ở Việt Nam: Chỉ cưới 1 trong 2 ngày duy nhất, khi mất sẽ chôn chung quan tài đỏ

Thứ sáu, 15/03/2024 | 14:29 (GMT+7)

Ngôi làng kỳ lạ nằm ở xã Long Sơn, TP. Bà Rịa - Vũng Tàu nhiều năm qua vẫn duy trì tập tục cưới 1 trong 2 ngày và chết chôn cùng quan tài.

Từ lâu, người dân trong vùng đã nghe đến làng Long Sơn thuộc xã Long Sơn, TP. Bà Rịa - Vũng Tàu nổi tiếng với nhiều tập tục xưa cũ. Ngôi làng kỳ lạ nằm cách trung tâm thành phố Vũng Tàu khoảng 40 km về phía Tây Nam và cách TP.HCM khoảng 100 km.

Xã Long Sơn có diện tích khoảng 92 km2 với 54 km2 là đất liền và nhiều vùng đất ngập mặn được bao bọc bởi các kênh rạch sông biển. Trước đây, xã Long Sơn là một hòn đảo nằm dọc theo triền Núi Nứa. 

Ngôi làng Long Sơn do ai sáng lập?

Theo tài liệu ghi chép, làng Long Sơn do Ông Trần thành lập cách đây 100 năm trước. Ông Trần tên thật là Lê Văn Mưu, người làng Thiên Khánh, tổng Hà Thanh, quận Giang Thành (nay là thị trấn Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang). Khoảng năm 1900, Ông Trần cùng 5 chiếc thuyền lớn đã rời khỏi quê hương và cập đến cù lao Núi Nứa để tránh sự truy đuổi của giặc Pháp.

Ngôi làng Long Sơn, TP. Bà Rịa - Vũng Tàu ngày nay
Ngôi làng Long Sơn, TP. Bà Rịa - Vũng Tàu ngày nay

Nhìn thấy địa thế phong thủy hữu tình, tựa núi giáp biển nên Ông Trần đã chọn ở lại, lập làng và bắt đầu mưu sinh. Bình thường, Ông Trần thường ở trần để phát quang ruộng đất nên người ta gọi ông bằng cái tên thân mật này hoặc tên gọi khác là ông Nhà Lớn.

Những kiến trúc xưa cũ trong làng Long Sơn đều do Ông Trần bỏ tiền xây dựng từ 1 thế kỷ trước
Những kiến trúc xưa cũ trong làng Long Sơn đều do Ông Trần bỏ tiền xây dựng từ 1 thế kỷ trước

Người dân sống ở làng Long Sơn cũng theo đạo Ông Trần. Đạo này không mê tín dị đoan cũng không chuông mỏ king kệ mà chỉ truyền lại những lời dạy về đạo làm người, sống có đạo đức và lương thiện cho con cháu. Người ở ngôi làng kỳ lạ này thường để tóc dài, mặc áo bà ba, đeo khăn đóng, giống hệt người dân sống ở khu vực Bảy Núi - quê gốc của Ông Trần.

Ngôi làng kỳ lạ: Đám cưới chỉ được chọn 1 trong 2 ngày trong tháng, cả họ chôn chung 1 quan tài

Một trong những tập tục đến nay vẫn còn lưu truyền ở làng Long Sơn là tổ chức đám cưới chỉ được phép chọn 1 trong 2 ngày trong tháng. Đó là ngày 16 hoặc mồng 1 âm lịch. Vào đúng giờ Thìn (khoảng 8 giờ sáng), hai bên gia đình không cần đãi tiệc linh đình, chỉ cần mua cau trầu và một số lễ vật đến thưa chuyện với gia đình là xem như thành vợ thành chồng.

Ngôi làng Long Sơn thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu vì những tập tục đặc biệt
Ngôi làng Long Sơn thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu vì những tập tục đặc biệt

Mặc dù không tổ chức đám cưới rình rang nhưng tỉ lệ ly hôn ở làng Long Sơn rất thấp và gần như không có. Nhiều cặp vợ chồng sống chung thủy, nghĩa tình và cho rằng ly hôn là điều cấm kỵ nên họ không bao giờ rời xa nhau.

Người dân Long Sơn rất tự hào về những tập tục của mình và tuân thủ đến tận ngày nay
Người dân Long Sơn rất tự hào về những tập tục của mình và tuân thủ đến tận ngày nay

Một tập tục khác không thể không nhắc đến ở làng Long Sơn là chôn cùng 1 quan tài. Được biết, đạo Ông Trần lưu truyền rằng: "Sống thì đồng sàng, đồng mộng, đồng cam cộng khổ nên chết cũng phải đồng quan". Việc chôn cất mọi người cùng chung một quan tài thể hiện tư tưởng không xem trọng giàu nghèo, người chết đều bình đẳng như nhau.

Hình ảnh 'bao quan' được sơn màu đỏ ở làng Long Sơn
Hình ảnh "bao quan" được sơn màu đỏ ở làng Long Sơn

Quan tài chung cất mọi người được gọi là "bao quan ", làm bằng tre đan với nhau và sơn màu đỏ. Tất cả cùng trong họ khi chết đều được chôn trong quan tài này. Người nhà sẽ đến Nhà Lớn để thỉnh quan tài về và làm lễ di quan ra nghĩa địa. Lúc hạ huyệt, người ta mở "bao quan " đưa thi thể vào trong chiếu cói và chôn xuống đất.

Người dân trong làng khi chết đi đều sẽ được chôn trong cùng 1 quan tài này
Người dân trong làng khi chết đi đều sẽ được chôn trong cùng 1 quan tài này

Sau đó, "bao quan" sẽ được giữ nguyên và đưa về chỗ cũ ở Nhà Lớn để chờ đến đám tang tiếp theo. Đặc biệt, ngôi làng kỳ lạ Long Sơn còn không đặt nặng những nghi thức ma chay tế lễ. Nhà có tang cũng không kèn trống, không tụng kinh, rất ít tiếng khóc và không nhận tiền phúng điếu. Khi đưa người chết đến nghĩa địa, con cháu sẽ xả tang ngay tại huyệt , nam đứng bên trái, nữ đứng bên phải. Gia đình có tang phải kiêng cữ trong 3 năm sống nghèo khó.

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news

Cùng chuyên mục