Kinh ngạc trước sự giống nhau đáng sợ của hơn 200 cư dân trong một ngôi làng từ nam đến nữ dù không cùng huyết thống, khoa học cũng khó giải thích.
Xôn xao có hàng trăm cư dân tại một ngôi làng, họ có ngoại hình rất giống nhau, như anh em sinh đôi, mặc dù không có quan hệ huyết thống. Các nhà khoa học đang nỗ lực tìm hiểu và giải thích hiện tượng này, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có câu trả lời thuyết phục.
Theo đó, ở phía Nam Ấn Độ, có một làng mang tên Haragonan , với số lượng hộ gia đình không nhiều, tổng cộng dân số chỉ khoảng hơn 200 người. Nổi tiếng với một điều đặc biệt bí ẩn, trong làng có 237 người có vẻ ngoài trông giống hệt nhau. Điều này đã tạo nên nhiều câu chuyện đồn đại, khiến Haragonan trở thành đề tài thảo luận trong cộng đồng dân cư Ấn Độ.
Cụ thể, cư dân ở ngôi làng này có các đặc điểm trên khuôn mặt gần như giống hệt nhau. Họ có chiếc mũi giống hình nón, lông mày rậm và đôi môi rất dày. Rất khó để phân biệt họ chỉ bằng mắt thường, điều này khiến nhiều người ngạc nhiên. Không sống chung nhà, không cùng huyết thống nhưng có 237 người dân tại ngôi làng này lại có ngoại hình rất giống nhau,không phân biệt giới tính khiến giới khoa học cũng phải đau đầu.
Thực tế, trừ khi là những cặp sinh đôi, việc tìm kiếm hai người trông giống nhau rất khó, do ngoại hình của trẻ sơ sinh chủ yếu được xác định bởi nhiễm sắc thể. Ngoài ra, trên thế giới vẫn xuất hiện hiện tượng sinh ba, sinh tư , hoặc thậm chí sinh năm, nhưng khả năng xảy ra điều này rất thấp. Nguyên nhân của hiện tượng đặc biệt này là gì? Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những giả định riêng của họ, tuy nhiên, chưa có bằng chứng cụ thể và lý luận khoa học nào có thể giải thích hiện tượng này.
Sau những nghiên cứu, trong số nhiều giả thuyết, có hai giả thuyết được nhiều người chấp nhận. Giả thuyết thứ nhất là do vị trí địa lý của ngôi làng, nằm ở vùng núi với giao thông khó khăn, khiến cho cộng đồng trong làng phải tự cung ứng cuộc sống của mình. Do đó, người dân trong làng thường kết hôn trong dòng họ tạo ra hiện tượng giao phối cận huyết kéo dài và dẫn đến sự đồng đều về ngoại hình giữa các thành viên trong làng.
Giả thuyết thứ hai, từ góc độ địa chất, các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát và lấy mẫu nước từ nguồn nước trong làng, phát hiện rằng nước chứa nhiều bạch kim và bismuth, những chất quý hiếm này có thể ảnh hưởng đến gen của phụ nữ mang thai, dẫn đến sự tương đồng trong ngoại hình của trẻ mới sinh.
Tuy nhiên, một vấn đề xuất hiện là trong cộng đồng có những người giống nhau đến mức khó phân biệt. Điều này đặt ra câu hỏi: Làm thế nào họ có thể phân biệt lẫn nhau?
Câu trả lời nằm ở chất giọng riêng biệt của mỗi người. Dân làng nhận dạng nhau qua cách nói, có người nói điềm đạm, có người có giọng nói the thé,... chỉ cần người kia cất giọng, họ liền nhận ra đó là ai.
Thêm vào đó, trưởng thôn cũng quy định rằng mọi người không được mặc quần áo cùng màu sắc và kiểu dáng, đặc biệt là con gái không nên để kiểu tóc giống nhau để tránh nhầm lẫn. Những quy định này giúp dân làng duy trì sự phân biệt trong quan hệ và địa vị xã hội, và vì vậy, mọi người trong làng đã làm quen và chấp nhận lối sống này mà không cảm thấy ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ.