Chỉ vì xin nghỉ phép 5 ngày để tổ chức hôn lễ mà cô gái đã bị công ty đuổi việc. Ngay sau đó, cô đã nhờ đến tòa án để đòi lại công bằng.
Vào ngày 22/4 vừa qua, phóng viên của The Paper đã đưa tin về một phiên tòa đặc biệt tại Tòa án nhân dân cấp 1 Thượng Hải, được coi là một tình huống "1-0-2". Vụ việc này liên quan đến một nhân viên nữ bị sa thải chỉ vì muốn xin nghỉ phép để tổ chức đám cưới.
Theo thông tin từ bản án, Xiao Zhong là một nhân viên thiết kế quảng cáo của một công ty tư vấn tâm lý. Vào tháng 8 năm 2023, cô đã nộp đơn xin nghỉ phép để chuẩn bị cho việc tổ chức đám cưới tại quê nhà. Thời gian nghỉ gồm 5 ngày, kéo dài từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10. Tuy nhiên, yêu cầu của cô đã bị từ chối bởi sếp của mình.
Cô gái trẻ xin nghỉ phép 5 ngày để tổ chức đám cưới nhưng bị sếp từ chối
Vào giữa tháng 8, Xiao Zhong đã nộp một đơn xin nghỉ phép lần thứ hai, trong đó giải thích rằng việc tổ chức đám cưới đã được lên kế hoạch và thông báo trước, không thể thay đổi. Tuy nhiên, yêu cầu này vẫn bị từ chối. Công ty lý giải rằng thời điểm nghỉ phép của Xiao Zhong trùng với kỳ nghỉ lễ Quốc khánh, một thời điểm cao điểm trong kinh doanh, nên không thể chấp nhận. Hơn nữa, công ty còn áp đặt một hệ thống quản lý chấm công mới, quy định rằng những nhân viên vắng mặt 3 ngày liên tiếp hoặc 5 ngày trong một năm sẽ bị sa thải.
Xiao Zhong vẫn quyết định về quê tổ chức đám cưới của mình như đã lên kế hoạch. Dù công ty đã thúc ép cô quay lại làm việc nhiều lần, cô vẫn không đáp ứng.
Vì mọi thứ đã được lên kế hoạch nên cô vẫn tổ chức hôn lễ bất chấp việc công ty không cho nghỉ phép
Công ty cho rằng Xiao Zhong đã vi phạm quy định và sau đó sa thải cô vào ngày 7/10. Tuy nhiên, Xiao Zhong cho rằng việc này là vi phạm pháp luật và đã đưa vụ việc ra tòa án.
Tại phiên tòa, công ty thừa nhận sự việc và lý giải rằng việc từ chối nghỉ phép của Xiao Zhong là hợp lý do thời điểm này trùng với kỳ nghỉ lễ Quốc khánh và không có ai có thể thay thế vị trí của cô. Tuy nhiên, tòa án quyết định rằng yêu cầu nghỉ phép để tổ chức đám cưới là hợp lý và việc từ chối của công ty là không thỏa đáng. Họ cũng cho rằng quy định mới trong hệ thống quản lý chấm công là quá nặng và việc sa thải Xiao Zhong là trái pháp luật.
Tòa án phản bác lý do công ty đưa ra và yêu cầu bồi thương hơn 100 triệu đồng
Sau khi thảo luận với tòa án, Xiao Zhong đã tự nguyện giảm số tiền đòi bồi thường xuống còn 46.000 nhân dân tệ (tương đương hơn 100 triệu đồng), mức này không cao hơn mức bồi thường pháp lý.
Trường hợp của Xiao Zhong không phải là hiếm ở Trung Quốc, nơi mà nhân viên thường bị cưỡng ép làm việc quá mức và không được nghỉ phép đúng quy định. Chẳng hạn như trường hợp của Xiao Li, một nhân viên công ty công nghệ ở Thượng Hải, đã phải đối mặt với tranh cãi khi xin nghỉ phép do làm tăng ca liên tục. Điều này đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều và bức xúc trong cộng đồng.