Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã có những chia sẻ về sự điều chỉnh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, từ đó hình thành sự đổi mới cho năm 2025.
Trên thực tế, nhiều năm qua qua, số lượng thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT gần như tuyệt đối. Năm 2022, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT của cả nước là 98,57%, còn năm 2023, theo thống kế ban đầu của Bộ GD-ĐT, tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2023 toàn quốc đạt 98,88%. Vậy câu hỏi đặt ra rằng là liệu có nên duy trì kỳ thi này ở cấp quốc gia như hiện tại nữa không?
Trả lời về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 chiều ngày 21/7, ông Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết: “Về hình thức tổ chức, mô hình sẽ giữ ổn định đến trước năm 2025. Tuy nhiên, về mặt chuyên môn, nội dung cũng cần phải có chút điều chỉnh; coi kỳ thi của năm 2024 như một bước đệm để chúng ta có đổi mới nhiều hơn trong kỳ thi của năm 2025, tránh gây sốc đối với xã hội”.
"Năm 2024 thì vẫn là những học sinh học theo chương trình cũ và chưa thể có những thay đổi lớn như thời điểm kết thúc chương trình giáo dục phổ thông mới vào năm 2025 được, nhưng cần phải có một bước phát triển, cần có một dự lệnh để cho những thay đổi lớn hơn vào năm 2025", ông Sơn chia sẻ. Bên cạnh đó, ông cũng cho biết sẽ còn phải có những trao đổi chuyên đề cho các nội dung này.
Để được xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh cần đạt điểm tất cả các bài/môn thi trên 1 và có điểm xét tuyển từ 5 trở lên. Điểm xét tuyển được tính theo công thức sau:
Theo quy chế, nếu thí sinh có bài thi bị điểm liệt sẽ bị trượt tốt nghiệp. Kết quả bài thi tốt nghiệp chiếm 70% tổng điểm xét tốt nghiệp. Điểm xét tốt nghiệp THPT bao gồm điểm của các bài thi thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT, điểm ưu tiên và khuyến khích (nếu có), cùng với điểm trung bình cả năm lớp 12.
Điểm của từng bài thi được quy về thang điểm 10 để tính điểm xét tốt nghiệp. Điểm xét tốt nghiệp sẽ bao gồm 70% điểm thi THPT và 30% điểm trung bình lớp 12. Kết quả điểm xét tốt nghiệp sẽ được làm tròn đến 2 chữ số thập phân, thông qua việc phần mềm máy tính thực hiện tự động.
Từng bước thay đổi nội dung học tập
Về vấn đề học tập và thi cử, đánh giá kiểm tra, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã yêu cầu phải thay đổi và cải tiến nội dung từng môn học.
Cụ thể, ở các môn thiên về logic như toán, lý, hóa... không chỉ đánh đố và giải toán mà còn phải rèn luyện cho học sinh cách tư duy. “Đừng để những dụng cụ thí nghiệm của chúng ta mốc lên mà không dùng. Đã thiếu nhưng còn không dùng thì chúng ta có lỗi”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định.
Đặc biệt là môn lịch sử, các câu hỏi sẽ không còn kiểm tra theo kiểu sẽ diễn ra ở đâu, năm nào. Thay vào đó là những câu hỏi đem lại giá trị cho học sinh về nhận thức, tư duy, trí tuệ, tình cảm và bài học của từng mốc diễn biến sự kiện. Ông Sơn chia sẻ: “Nếu dạy học lịch sử mà chỉ có kiểm tra và thiên về số lượng hoặc như tổ chức họp ở đâu, họp năm nào, bao nhiêu người họp , thu được bao nhiêu súng, giết được bao nhiêu quân địch…, thì môn lịch sử sẽ không bao giờ hấp dẫn cả”.
Ảnh: Tổng hợp