Học sinh cấp 1 làm văn tả thầy giáo "như hoa bồ công anh", thầy đọc xong mời phụ huynh đến gặp ngay

Sau khi đọc bài văn học sinh miêu tả thầy giáo, nhiều người vô cùng thích thú. Tuy nhiên người thầy lại cảm thấy không vui và yêu cầu mời phụ huynh lên làm việc.

Văn học là một trong những môn học quan trọng mà học sinh được dạy ngay từ những ngày đầu tiên cắp sách đến trường. Đối với những quốc gia có nền văn học lâu đời thì việc giáo dục trẻ em làm quen với con chữ, ý nghĩa, cách hành văn là điều luôn được đề cao. Cũng chính vì vậy không ít lần, mọi người phải bật cười hoặc xúc động trước những con chữ ngây ngô, đáng yêu của trẻ nhỏ.

Một trong những đề bài viết văn thường được đưa vào chương trình học cấp 1 chính là miêu tả. Có người miêu tả cha mẹ, ông bà, động vật nuôi... cũng có đề yêu cầu tả về người thầy, người cô giáo ở trường. Bằng cách quan sát, đánh giá, nhiều học sinh đã làm thành bài tập theo cách riêng. Có nhiều trường hợp văn của trẻ miêu tả không được bay bổng, trau chuốt, lại tả thực theo một cách ngây thơ khiến thầy cô... nhói lòng!

Học sinh viết văn tả thầy giáo khiến thầy lập tức gọi phụ huynh (Ảnh minh họa)
Học sinh viết văn tả thầy giáo khiến thầy lập tức gọi phụ huynh (Ảnh minh họa)

Ví như một bài văn của học sinh cấp 1 khi được yêu cầu miêu tả thầy giáo của mình. Đọc từ đầu đến cuối, bài văn viết vô cùng trơn tru, dễ hiểu, thậm chí là có cả hình ảnh so sánh. Tuy nhiên, người thầy giáo của học sinh này đọc xong chỉ biết tức giận, phê thẳng vào bài là mời phụ huynh lên ngay!

Nội dung bài văn như sau:

"Thầy giáo của tôi,

Thầy là người lo lắng nhất trên thế giới. Đến mức tóc của thầy rơi trên quần áo, bục giảng, sách bài tập, trên bàn. Chỉ là không có ở trên đầu của thầy thôi. Mỗi khi gió thổi, mái tóc của thầy trông như hoa bồ công anh".

Chỉ vài dòng ngắn gọn, học sinh này đã mô tả thành công một người thầy tần tảo, hết mực lo lắng cho sự nghiệp học tập của các em học sinh. Tuy nhiên, một số người tinh ý phát hiện ra điểm không bình thường trong bài viết này. Nguyên nhân xuất phát từ hình ảnh so sánh "mái tóc rụng" của thầy giáo. 

Đọc xong, thầy giáo phê thẳng vào bài là mời mẹ lên gặp thầy
Đọc xong, thầy giáo phê thẳng vào bài là mời mẹ lên gặp thầy

Một số người ngay lập tức bật cười vì bài văn miêu tả quá sinh động. Hóa ra do thầy không có tóc, trên đầu chỉ lơ thơ mấy sợi nên học sinh này đã ví tóc của thầy giáo mình giống như hoa bồ công anh trong gió, không biết rơi rụng lúc nào. Netizen đánh giá tuy lời văn của học sinh chưa trau chuốt nhưng cũng đáng được tuyên dương vì ứng dụng nhiều hình ảnh so sánh. Mặc dù vậy, thầy giáo đọc xong chỉ tức giận viết thẳng vài bài văn: "Mời mẹ em tới đây".

Nhiều người cảm thấy buồn cười, chắc có lẽ thầy giáo giận vì học trò miêu tả mái tóc của mình giống hoa bồ công anh (Ảnh minh họa)
Nhiều người cảm thấy buồn cười, chắc có lẽ thầy giáo giận vì học trò miêu tả mái tóc của mình giống hoa bồ công anh (Ảnh minh họa)

Sau khi bài văn này được đăng tải trên mạng xã hội Trung Quốc đã thu hút rất đông sự bàn tán của các bậc phụ huynh. Nhiều người không khỏi bật cười nhận xét: "Con gái tôi cũng từng miêu tả thầy hiệu trưởng có đường chân tóc rất xa, tận giữa đỉnh đầu", "Mẹ của học sinh này nên mua tặng thầy giáo một chai dầu gội mọc tóc đi", "Tuy em tả rất sát thực nhưng chúc mừng em đã bị thầy giáo điểm danh kiểm điểm"...

Ảnh: Tổng hợp

Tin tức mới nhất

'Ánh sáng Tri thức': Hành trình gieo mầm tri thức từ Nam ra Bắc của 2 cô gái Gen Z sáng lập
Học đường

"Ánh sáng Tri thức": Hành trình gieo mầm tri thức từ Nam ra Bắc của 2 cô gái Gen Z sáng lập

Nhận thấy sự thiếu thốn cơ sở vật chất và tài liệu học tập tại nhiều trường học ở những vùng khó khăn, Phương Anh và Lan Anh - 2 học sinh tuổi teen đã quyết định khởi xướng dự án "Ánh sáng Tri thức".

2 ngày trước
Trường ĐH nào được đào tạo cả CĐ và trung cấp?
Học đường

Trường ĐH nào được đào tạo cả CĐ và trung cấp?

3 ngày trước
Cầu thủ nhí 2025 chính thức trở lại, chắp cánh đam mê bóng đá cho thế hệ trẻ
Học đường

Cầu thủ nhí 2025 chính thức trở lại, chắp cánh đam mê bóng đá cho thế hệ trẻ

3 ngày trước
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi một số môn 'quá khó', vì sao?
Học đường

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi một số môn 'quá khó', vì sao?

7 ngày trước
Hỏng xe, thí sinh nhanh nhạy xin 'thi nhờ' tốt nghiệp THPT và được giải quyết
Học đường

Hỏng xe, thí sinh nhanh nhạy xin 'thi nhờ' tốt nghiệp THPT và được giải quyết

7 ngày trước
Lần đầu thi toán theo chương trình mới ‘không thể lụi’, thí sinh sợ phần nào?
Học đường

Lần đầu thi toán theo chương trình mới ‘không thể lụi’, thí sinh sợ phần nào?

2 tuần trước
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Thí sinh mừng rỡ vì 'trúng tủ' đề văn
Học đường

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Thí sinh mừng rỡ vì 'trúng tủ' đề văn

2 tuần trước
Thi tốt nghiệp THPT: Có thí sinh hôm qua quên phiếu báo dự thi, nay quên CCCD
Học đường

Thi tốt nghiệp THPT: Có thí sinh hôm qua quên phiếu báo dự thi, nay quên CCCD

2 tuần trước
Điểm thi lớp 10 của TP.HCM: Số điểm 10 môn tiếng Anh chưa bằng 1/3 năm trước
Học đường

Điểm thi lớp 10 của TP.HCM: Số điểm 10 môn tiếng Anh chưa bằng 1/3 năm trước

2 tuần trước
Tuyển sinh ĐH 2025: Lưu ý tránh nhầm lẫn tên chương trình
Học đường

Tuyển sinh ĐH 2025: Lưu ý tránh nhầm lẫn tên chương trình

3 tuần trước
TP.HCM lắp đặt camera toàn bộ các điểm thi và hội đồng chấm thi tốt nghiệp THPT
Học đường

TP.HCM lắp đặt camera toàn bộ các điểm thi và hội đồng chấm thi tốt nghiệp THPT

3 tuần trước
AI làm hết, giới trẻ khỏi cần học?
Học đường

AI làm hết, giới trẻ khỏi cần học?

3 tuần trước
'Trường sát nhà nhưng không được phân tuyến lớp 1, bị xếp trường xa', vì sao?
Học đường

'Trường sát nhà nhưng không được phân tuyến lớp 1, bị xếp trường xa', vì sao?

3 tuần trước
Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao: Câu hỏi lấy thông tin phủ định
Học đường

Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao: Câu hỏi lấy thông tin phủ định

4 tuần trước
Bộ GD-ĐT lưu ý 'nhiều điểm đặc biệt' trước kỳ thi tốt nghiệp THPT
Học đường

Bộ GD-ĐT lưu ý 'nhiều điểm đặc biệt' trước kỳ thi tốt nghiệp THPT

4 tuần trước