Học sinh cá biệt thường kiếm được nhiều tiền hơn học sinh giỏi: Lý do vì sao?

Với những học sinh giỏi, họ dùng điểm số để chứng minh thành tích của mình. Trong khi đó học sinh cá biệt lại không quá coi trọng thành tích mà dành thời gian để học nhiều cái trên trường đời.

Rất nhiều bậc phụ huynh luôn muốn con cái học giỏi ở trường, chứng minh bằng điểm số. Thế nhưng, điểm số cũng chưa hẳn là điều quan trọng. Thực tế chứng minh rằng, những học sinh cá biệt, điểm kém lại có nhiều người giữ chức vụ cao khi làm việc ngoài xã hội. Đó là bởi những lý do sau:

Những học sinh cá biệt không cần quan tâm đến điểm số

Với những học sinh giỏi, điểm số là điều mà họ quan tậm , chứng tỏ sự thành công. Tuy nhiên, điểm số cũng chỉ là một trong những yếu tố chủ quan để đánh giá lượng kiến thức mà mỗi người có được. 

Học sinh giỏi coi điểm số là thước đo của sự thành công (Ảnh minh hoạ)
Học sinh giỏi coi điểm số là thước đo của sự thành công (Ảnh minh hoạ)

Trong khi đó, với những học sinh yếu kém, học sinh cá biệt, họ không cần dùng điểm số để chứng minh. Họ cố gắng theo đuổi mục tiêu riêng của mình, không dùng thước đo, sự đánh giá của người khác để chứng minh bản thân mà quan tâm nhiều hơn đến sự hài lòng của bản thân.

Học sinh cá biệt không cần vất vả xây dựng hình tượng

Tương tự, với những học sinh giỏi, họ cố gắng năng nổ trong mọi hoạt động kể cả những việc không thích để xây dựng hình tượng, tạo dấu ấn với giáo viên và mọi người xung quanh. Tuy nhiên, với những học sinh cá biệt, họ không cố gắng để gây ấn tượng với bất kỳ ai. Họ tôn trọng người khác nhưng không có nghĩa là sẽ làm những điều mà họ không muốn. Chính quan điểm này cũng sẽ kéo dài cho đến khi họ đi làm và trở thành nguyên tắc chung để đối xử với những người xung quanh. 

Học sinh cá biệt không cố gắng để xây dựng hình tượng đẹp mà tập trung vào những điều mà mình yêu thích (Ảnh minh hoạ)
Học sinh cá biệt không cố gắng để xây dựng hình tượng đẹp mà tập trung vào những điều mà mình yêu thích (Ảnh minh hoạ)

Học sinh cá biệt cho phép mình không hoàn hảo

Một số người luôn có quan niệm rằng, việc gì đã làm thì phải làm cho tốt. Tuy nhiên, việc cứ sống và tuân thủ theo nguyên tắc này rất mệt mỏi, bởi đơn giản không ai có thể thành công trong tất cả các công việc. Lâu dần, cuộc sống của họ sẽ rơi vào bế tắc, chỉ biết cố gắng làm việc qua ngày.

Trong khi đó, học sinh cá biệt lại không như vậy. Họ dám làm nhưng cũng cho phép mình thất bại. Điều quan trọng là sau những thất bại họ vẫn có thể đứng lên để làm lại từ đầu.

Học sinh cá biệt không làm việc một mình

Học sinh giỏi thường có xu hướng tự mình làm mọi việc, họ quen với việc tự kiểm soát tất cả mọi thứ. Trong khi đó, học sinh cá biệt nếu có điều gì không biết sẽ nhờ người khác hỗ trợ. 

Sau này, trên thực tế, không ai có thể biết và làm tất cả mọi thứ mà không cần sự giúp đỡ của người khác. Bên cạnh đó, sau này, khi bước vào trong công việc, môi trường làm việc nhóm là rất cần thiết. Nếu những học sinh giỏi vẫn chỉ chăm chăm làm việc một mình thì sớm muộn cũng sẽ bị cô lập, đào thải. 

Học sinh cá biệt không ép mình phải làm mọi thứ

Học sinh giỏi ép mình phải học giỏi toàn diện tất cả các môn. Điều này khiến họ cái gì cũng biết một ít nhưng lại không đặc biệt nổi bật môn nào. Trong khi đoa, học sinh cá biệt lại không ép mình phải làm mọi thứ. Họ tập trung vào việc mình muốn làm và làm giỏi. Điều này giúp họ dễ dàng thành công trong chính lĩnh vực mà mình yêu thích. 

Học sinh cá biệt có nhiều thứ để làm ngoài bài tập

Học sinh giỏi chỉ dành thời gian cho học tập, ít khi vui chơi thư giãn. Điều này khiến những người này thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, áp lực. Lâu dần, họ làm việc gì cũng sợ thất bại, dù chỉ là một sai sót nhỏ nhưng cũng khiến họ vô cùng lo lắng.

Học sinh giỏi chỉ chăm chăm vào học tập mà quên đi các thú vui giải trí khác (Ảnh minh hoạ)
Học sinh giỏi chỉ chăm chăm vào học tập mà quên đi các thú vui giải trí khác (Ảnh minh hoạ)

Trong khi đó, học sinh cá biệt ngoài bài tập, họ dành thời gian rảnh rỗi để làm những gì mà mình muốn như: vui chơi, thể thao, đọc sách, nhảy múa…Điều này khiến tinh thần của họ thoải mái hơn nên cũng có cuộc sống thú vị hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, thông qua các hoạt động vui chơi này, học sinh cá biệt tạo dựng được nhiều mối quan hệ xã hội, có thể giúp đỡ họ khi thất bại về sau.

Học sinh cá biệt sẵn sàng đối mặt với rủi ro

Những học sinh cá biệt sẵn sàng đối mặt và thích nghi với mọi tình huống xảy ra. Họ có ước mơ và sẵn sàng đối mặt với mọi thứ để thực hiện ước mơ đó. Họ không làm theo kế hoạch cuộc đời mà bố mẹ đã vạch ra đồng thời cũng biết các đối phó với những sai lầm do mình tạo ra. Do vậy, có thể bây giờ họ thất bại nhưng điều đó không có nghĩa tương lai họ không thành công.

Tuy nhiên, với học sinh giỏi, họ sống theo kế hoạch đã được lập trình sẵn. Vì vậy, một khi thất bại, họ không biết phải đối mặt và vượt qua nó như thế nào rồi dần rơi vào ngõ cụt. 

Vì vậy, nếu bạn hiện vẫn chưa học giỏi, chưa đạt điểm số cao như kỳ vọng của bố mẹ, thầy cô thì cũng đừng buồn lòng nhé. Biết đâu, sau này mọi người sẽ phải nhìn bạn với con mắt khác thì sao!

Tin tức mới nhất

'Ánh sáng Tri thức': Hành trình gieo mầm tri thức từ Nam ra Bắc của 2 cô gái Gen Z sáng lập
Học đường

"Ánh sáng Tri thức": Hành trình gieo mầm tri thức từ Nam ra Bắc của 2 cô gái Gen Z sáng lập

Nhận thấy sự thiếu thốn cơ sở vật chất và tài liệu học tập tại nhiều trường học ở những vùng khó khăn, Phương Anh và Lan Anh - 2 học sinh tuổi teen đã quyết định khởi xướng dự án "Ánh sáng Tri thức".

2 ngày trước
Trường ĐH nào được đào tạo cả CĐ và trung cấp?
Học đường

Trường ĐH nào được đào tạo cả CĐ và trung cấp?

3 ngày trước
Cầu thủ nhí 2025 chính thức trở lại, chắp cánh đam mê bóng đá cho thế hệ trẻ
Học đường

Cầu thủ nhí 2025 chính thức trở lại, chắp cánh đam mê bóng đá cho thế hệ trẻ

3 ngày trước
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi một số môn 'quá khó', vì sao?
Học đường

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi một số môn 'quá khó', vì sao?

7 ngày trước
Hỏng xe, thí sinh nhanh nhạy xin 'thi nhờ' tốt nghiệp THPT và được giải quyết
Học đường

Hỏng xe, thí sinh nhanh nhạy xin 'thi nhờ' tốt nghiệp THPT và được giải quyết

7 ngày trước
Lần đầu thi toán theo chương trình mới ‘không thể lụi’, thí sinh sợ phần nào?
Học đường

Lần đầu thi toán theo chương trình mới ‘không thể lụi’, thí sinh sợ phần nào?

2 tuần trước
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Thí sinh mừng rỡ vì 'trúng tủ' đề văn
Học đường

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Thí sinh mừng rỡ vì 'trúng tủ' đề văn

2 tuần trước
Thi tốt nghiệp THPT: Có thí sinh hôm qua quên phiếu báo dự thi, nay quên CCCD
Học đường

Thi tốt nghiệp THPT: Có thí sinh hôm qua quên phiếu báo dự thi, nay quên CCCD

2 tuần trước
Điểm thi lớp 10 của TP.HCM: Số điểm 10 môn tiếng Anh chưa bằng 1/3 năm trước
Học đường

Điểm thi lớp 10 của TP.HCM: Số điểm 10 môn tiếng Anh chưa bằng 1/3 năm trước

2 tuần trước
Tuyển sinh ĐH 2025: Lưu ý tránh nhầm lẫn tên chương trình
Học đường

Tuyển sinh ĐH 2025: Lưu ý tránh nhầm lẫn tên chương trình

3 tuần trước
TP.HCM lắp đặt camera toàn bộ các điểm thi và hội đồng chấm thi tốt nghiệp THPT
Học đường

TP.HCM lắp đặt camera toàn bộ các điểm thi và hội đồng chấm thi tốt nghiệp THPT

3 tuần trước
AI làm hết, giới trẻ khỏi cần học?
Học đường

AI làm hết, giới trẻ khỏi cần học?

3 tuần trước
'Trường sát nhà nhưng không được phân tuyến lớp 1, bị xếp trường xa', vì sao?
Học đường

'Trường sát nhà nhưng không được phân tuyến lớp 1, bị xếp trường xa', vì sao?

3 tuần trước
Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao: Câu hỏi lấy thông tin phủ định
Học đường

Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao: Câu hỏi lấy thông tin phủ định

4 tuần trước
Bộ GD-ĐT lưu ý 'nhiều điểm đặc biệt' trước kỳ thi tốt nghiệp THPT
Học đường

Bộ GD-ĐT lưu ý 'nhiều điểm đặc biệt' trước kỳ thi tốt nghiệp THPT

4 tuần trước