Du học sinh có xu hướng yêu cầu lương cao hơn, có thể là 15-20 triệu đồng/tháng

Nhiều du học sinh cho rằng với bằng cấp nước ngoài và ưu thế về ngoại ngữ thì họ sẽ nhận được mức lương cao hơn so với lao động trong nước.

Du học nước ngoài là xu thế "bùng nổ" trong giới trẻ suốt những năm vừa qua. Cho đến hiện tại, nhiều người vẫn quan niệm với môi trường giáo dục tiên tiến ở nước ngoài sẽ giúp họ có được công việc làm trong nước tốt với mức lương và đãi ngộ cao. 

Đối với những bạn trẻ có tài năng nổi bật, sau khi tốt nghiệp, họ lựa chọn ở lại nước ngoài để tìm một công việc phù hợp. Tuy nhiên, đại đa số những sinh viên Việt Nam du học ngoại quốc có trình độ tầm trung thường mong muốn quay về Việt Nam để phát triển sự nghiệp. Điều này vô hình chung gây nên sức ép không nhỏ đối với các nhà tuyển dụng trong nước vì phải cân đối lương thưởng, đãi ngộ cho những tấm bằng đặc biệt này.

Theo nhiều báo cáo khảo sát, mức lương khởi điểm cho một sinh viên mới ra trường tại Việt Nam dao động từ 8-10 triệu đồng/đồng. Tuy nhiên, với những du học sinh trở về từ nước ngoài, họ có xu hướng yêu cầu một con số cao hơn, có thể là 15-20 triệu đồng/tháng.

Lê Minh Thùy (trái) chia sẻ quan điểm dựa trên bản thân từng là du học sinh 7 năm ở Úc
Lê Minh Thùy (trái) chia sẻ quan điểm dựa trên bản thân từng là du học sinh 7 năm ở Úc

Lê Minh Thùy (24 tuổi) có 7 năm sinh sống và làm việc tại Úc, tốt nghiệp xuất sắc chuyên ngành Kỹ sư cầu đường của Đại học New South Wales (Úc). Mới đây, khi xuất hiện trong chương trình "Cơ hội cho ai?" mùa 4, Minh Thùy chia sẻ du học sinh không ảo tưởng lương cao mà họ xứng đáng nhận được mức lương cao đó!

Minh Thùy đưa ra 3 luận điểm để chứng minh cho quan điểm của mình:

"Đầu tiên, du học sinh có nhiều trải nghiệm sống, học tập, làm việc trong môi trường đa văn hóa và sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Những công ty đang trên đà phát triển cần sự hiểu biết đa dạng văn hóa như thế. Thứ hai, du học sinh quen với cuộc sống tự lập, tự học ở môi trường quốc tế. Điều này giúp các bạn dễ dàng thích nghi, học hỏi nhanh khi gia nhập tổ chức doanh nghiệp. Cuối cùng, sứ mệnh của du học sinh học tập ở nước ngoài là đại diện của quốc gia. Vì ý thức đó nên hầu hết các du học sinh luôn nỗ lực học tập, làm việc chăm chỉ, phát triển các kỹ năng mềm để hoàn thiện bản thân hơn".

Đối lập với quan điểm trên, Phạm Hồng Nhung (22 tuổi) vừa tốt nghiệp cử nhân loại giỏi chuyên ngành Hóa hữu cơ của Đại học Bách khoa TP.HCM cho biết: "Du học sinh không nên có tìm hiểu kỹ, thông qua network hoặc người cố vấn để đề xuất mức lương phù hợp với năng lực bản thân và điều kiện doanh nghiệp trong nước".

Phạm Hồng Nhung cho rằng du học sinh mới về nước nên tìm hiểu kỹ khả năng bản thân và điều kiện doanh nghiệp để đề xuất mức lương phù hợp
Phạm Hồng Nhung cho rằng du học sinh mới về nước nên tìm hiểu kỹ khả năng bản thân và điều kiện doanh nghiệp để đề xuất mức lương phù hợp

Hồng Nhung hiểu được tâm lý của những du học sinh khi tiêu tốn quá nhiều tiền để sinh sống, học tập ở nước ngoài thì khi về nước, họ muốn được nhận lại con số tương xứng. Thế nhưng đôi lúc các du học sinh ấy quên rằng mức lương mà họ đưa ra có thể hoàn toàn bình thường với sinh viên vừa ra trường ở nước ngoài nhưng nó lại quá cao so với thị trường lao động trong nước.

Nữ sinh 22 tuổi nghĩ rằng, thay vì áp đặt tư duy phải có lương thật cao ngay khi về nước thì những lao động trẻ nên bắt đầu với một mức lương bình thường, sau đó dựa vào năng lực để chinh phục những cột mốc cao hơn. 

Bà Nga đưa ra lời khuyên cho những du học sinh mới về nước
Bà Nga đưa ra lời khuyên cho những du học sinh mới về nước

Bà Lưu Nga - Nhà sáng lập thương hiệu thời trang Elise chia sẻ: "Trong một cuộc phỏng vấn, khả năng ứng biến tình huống là quan trọng nhất. Những bạn trẻ từ nước ngoài về không nên đặt nặng vấn đề làm việc đa quốc gia, đa ngôn ngữ mà hãy xem mình là một sinh viên Việt Nam thì sẽ có thêm cơ hội việc làm".

Ông Tiến nghĩ du học sinh nên ở nước ngoài làm việc 1 thời gian để có thêm kinh nghiệm rồi mới về nước làm việc với mức lương cao thì sẽ hợp lý hơn
Ông Tiến nghĩ du học sinh nên ở nước ngoài làm việc 1 thời gian để có thêm kinh nghiệm rồi mới về nước làm việc với mức lương cao thì sẽ hợp lý hơn

Đồng tình với quan điểm trên, ông Hoàng Nam Tiến - chủ tịch HĐQT FPT Telecom khuyên những sinh viên vừa tốt nghiệp ở nước ngoài không nên về nước tìm việc ngay vì 2 môi trường quá khác biệt. Những kiến thức, ngoại ngữ, kết nối của họ ở nước ngoài sẽ mất đi và không được ứng dụng tại Việt Nam. Trong khi đó, nếu họ chịu khó ở lại làm thêm 5-10 năm rồi về nước thì vốn kiến thức, quan hệ, tiền bạc ở ngoại quốc sẽ hỗ trợ đắc lực hơn.

Tin tức mới nhất

Điều kiện thực hiện thi tốt nghiệp THPT trên máy tính từ năm 2027
Học đường

Điều kiện thực hiện thi tốt nghiệp THPT trên máy tính từ năm 2027

Điều kiện thực hiện thi tốt nghiệp THPT trên máy tính từ năm 2027

10 giờ trước
Một giấc ngủ bình yên sau cuộc thi chuyển cấp
Học đường

Một giấc ngủ bình yên sau cuộc thi chuyển cấp

3 ngày trước
'Ánh sáng Tri thức': Hành trình gieo mầm tri thức từ Nam ra Bắc của 2 cô gái Gen Z sáng lập
Học đường

"Ánh sáng Tri thức": Hành trình gieo mầm tri thức từ Nam ra Bắc của 2 cô gái Gen Z sáng lập

7 ngày trước
Trường ĐH nào được đào tạo cả CĐ và trung cấp?
Học đường

Trường ĐH nào được đào tạo cả CĐ và trung cấp?

2 tuần trước
Cầu thủ nhí 2025 chính thức trở lại, chắp cánh đam mê bóng đá cho thế hệ trẻ
Học đường

Cầu thủ nhí 2025 chính thức trở lại, chắp cánh đam mê bóng đá cho thế hệ trẻ

2 tuần trước
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi một số môn 'quá khó', vì sao?
Học đường

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi một số môn 'quá khó', vì sao?

2 tuần trước
Hỏng xe, thí sinh nhanh nhạy xin 'thi nhờ' tốt nghiệp THPT và được giải quyết
Học đường

Hỏng xe, thí sinh nhanh nhạy xin 'thi nhờ' tốt nghiệp THPT và được giải quyết

2 tuần trước
Lần đầu thi toán theo chương trình mới ‘không thể lụi’, thí sinh sợ phần nào?
Học đường

Lần đầu thi toán theo chương trình mới ‘không thể lụi’, thí sinh sợ phần nào?

2 tuần trước
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Thí sinh mừng rỡ vì 'trúng tủ' đề văn
Học đường

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Thí sinh mừng rỡ vì 'trúng tủ' đề văn

2 tuần trước
Thi tốt nghiệp THPT: Có thí sinh hôm qua quên phiếu báo dự thi, nay quên CCCD
Học đường

Thi tốt nghiệp THPT: Có thí sinh hôm qua quên phiếu báo dự thi, nay quên CCCD

2 tuần trước
Điểm thi lớp 10 của TP.HCM: Số điểm 10 môn tiếng Anh chưa bằng 1/3 năm trước
Học đường

Điểm thi lớp 10 của TP.HCM: Số điểm 10 môn tiếng Anh chưa bằng 1/3 năm trước

3 tuần trước
Tuyển sinh ĐH 2025: Lưu ý tránh nhầm lẫn tên chương trình
Học đường

Tuyển sinh ĐH 2025: Lưu ý tránh nhầm lẫn tên chương trình

3 tuần trước
TP.HCM lắp đặt camera toàn bộ các điểm thi và hội đồng chấm thi tốt nghiệp THPT
Học đường

TP.HCM lắp đặt camera toàn bộ các điểm thi và hội đồng chấm thi tốt nghiệp THPT

4 tuần trước
AI làm hết, giới trẻ khỏi cần học?
Học đường

AI làm hết, giới trẻ khỏi cần học?

4 tuần trước
'Trường sát nhà nhưng không được phân tuyến lớp 1, bị xếp trường xa', vì sao?
Học đường

'Trường sát nhà nhưng không được phân tuyến lớp 1, bị xếp trường xa', vì sao?

4 tuần trước