Độc lạ ngôi trường chỉ có một học sinh duy nhất

Ngày 16/8, cùng với các trường học khác ở Phần Lan, một trường học trên đảo Sottunga khai giảng năm học 2023 - 2024. Tuy nhiên, điểm khác biệt là trường học này chỉ có 1 học sinh.

Theo đó, năm học này, ngôi trường khang trang đã được tu bổ lại cách đây không lâu chỉ có một học sinh duy nhất. Đó là Sven Sandbling , vừa tròn bảy tuổi.

Trường cơ sở Sottunga (Ảnh: Helsingin Sanomat)
Trường cơ sở Sottunga (Ảnh: Helsingin Sanomat)

Điều đặc biệt ở Sottunga

Sottunga là một trong tám “kunta” (theo tiếng Phần Lan) nhỏ nhất của quần đảo Ahvenanmaa , Phần Lan. Chính vì vậy mà việc ngôi trường được mở cửa trở lại và bé Sven đi học là điều khiến người dân trên đảo vui mừng, chờ đón. 

Trước đó mấy hôm, đài phát thanh cũng đã đưa tin về sự việc này. Đến sáng ngày khai giảng, một số người dân cũng đã đến để chúc mừng cậu học trò mới của trường. Bố của Sven là  Eric Sandbling chia sẻ rằng: “Mọi người coi hôm nay như là một ngày lễ trên đảo. Rất nhiều người nói rằng thật tuyệt vời biết bao khi ngôi trường mở cửa trở lại và từ đó vang lên tiếng trẻ em”.

Thực tế, ở Sottunga còn có 12 đứa trẻ trong độ tuổi đi học, tuy nhiên, chỉ có một mình Sven đến trường trong khi 11 đứa trẻ khác chọn tự học ở nhà, không đến trường.

Được biết, gia đình Sven đã chuyển từ Thuỵ Điển đến Phần Lan cách đây 2 năm. Bố mẹ Sven không hài lòng với trường học ở Thuỵ Điển. Vì vậy, họ đã tìm một nơi cách xa thành phố này để sống nhưng vẫn sử dụng được tiếng Thuỵ Điển. Đó chính là Sottunga, cách không quá xa Thuỵ Điển. Ban đầu, họ chỉ định sống thử nghiệm ở hòn đảo này. Sau đó, vì thấy điều kiện thích hợp nên họ quyết định ở lại đây lâu dài.

Cách đây 1 năm, Sven đến tuổi đi học, bố của cậu bé đã gọi điện đến chính quyền Sottunga và hỏi về trường học cho con trai. Người phụ trách giáo dục của 3 kunta thuộc quần đảo Sottunga đã trả lời rằng: “Tất nhiên chúng tôi sẽ mở cửa trường học”.

Chính quyền bắt buộc phải mở cửa trường học, bởi nếu để Sven đi phà đến trường học ở một đảo khác lớn hơn, ngày học sẽ kéo dài đến 10 giờ. 

Sau khi tiếng chuông của trường vang lên, mọi người tiễn Sven vào lớp. Trong phòng học rộng rãi, chỉ có 2 chiếc bàn được đặt cạnh nhau. Chiếc nhỏ là dành cho Sven, chiếc lờn dành cho cô giáo Pia Ek khi cô muốn ngồi cạnh học sinh. Cô Pia Ek cũng đã chuẩn bị suốt cả mùa hè cho ngày khai giảng.

Cô Pia Ek và Sven trong giờ học đầu tiên (Ảnh: Helsingin Sanomat)
Cô Pia Ek và Sven trong giờ học đầu tiên (Ảnh: Helsingin Sanomat)

Đầu tiên, cô Pia Ek sẽ tìm hiểu về trình độ của học trò. Cô giáo bảo Sven xếp các ô viết chữ cái lên trường để xem cậu có biết chữ, biết đọc, nhận biết các con vật trong tranh và nghĩ ra các từ khác bắt đầu bằng cùng một chữ cái hay không. Và thật may mắn, cậu bé đã nhận ra các chữ cái bị xếp sai vị trí trên tường. Cậu còn biết viết cả tên của mình.

Sven xếp các chữ cái lên tường (Ảnh: Helsingin Sanomat)
Sven xếp các chữ cái lên tường (Ảnh: Helsingin Sanomat)

Trường học có nguy cơ đóng cửa

Sottunga mặc dù chỉ là một kunta nhỏ nhất của Phần Lan về dân số, tuy nhiên, hòn đảo này đang có tỷ lệ tăng dân số khá nhanh, gần như cao nhất cả nước. 4 năm trước, Sottunga chỉ có 92 dân nhưng đến nay đã có 111 người. Sự gia tăng này đến chủ yếu từ người nhập cư mà chủ yếu là Thuỵ Điển chuyển đến vì lý do đi học của trẻ em.

Ở Phần Lan, những trẻ em ở độ tuổi đi học không bắt buộc phải đến trường mà hoàn toàn có thể tự học ở nhà. Trong khi đó, ở Thuỵ Điển, trẻ em bắt buộc phải đến trường. Chính vì vậy mà trong những năm gần đây, nhiều gia đình ở Thuỵ Điển muốn trẻ được tự học ở nhà nên đã chuyển đến Sottunga.

Tuy nhiên, ở Phần Lan, số lượng trường học đang ngày càng giảm dần. Nhiều trường làng có thể sẽ bị đóng cửa, việc học sẽ dồn lại ở các trường lớn với số lượng khoảng hơn 500 học sinh. Trong 10 năm vừa qua, đã có hơn 600 trường học trên khắp Phần Lan bị đóng cửa hoặc sáp nhập vào một trường khác. Nhiều địa phương cùng có chung một trường học. Các học sinh đã phải đi hàng chục cây số để có thể đến trường.

Hiện tương lai của trường Sottunga đã được đảm bảo trong một thời gian nhưng vẫn còn nhiều điều còn bỏ ngỏ. Ai sẽ là người lo bữa trưa cho cô và trò khi những người sửa chữa bến cảng hoàn thành công việc của họ? Việc giảng dạy sẽ như thế nào nếu trường có cả học sinh lớp 1 và học sinh lớp 2. Những bữa tiệc của trường sẽ được tổ chức ra sao?

Tuy nhiên, cô Pia Ek cũng đã nghĩ ra các phương án cho việc đó. Trong trường hợp Sven có thể trình diễn một mình, cậu có thể lên sân khấu ở phòng thể dục để hát hoặc ngâm thơ. Hoặc cả gia đình cậu cũng có thể cùng nhau trình diễn một vở kịch rồi mời người dân của cả Sottunga đến xem. Cô Pia Ek chia sẻ rằng: “Đó là lời cảm ơn tới dân làng, những người đã giúp đỡ chúng tôi bằng nhiều cách”.

Tin tức mới nhất

Tỉnh giỏi ngoại ngữ nhất Việt Nam: 8 năm liên tiếp “bất khả chiến bại” về điểm thi tốt nghiệp THPT
Học đường

Tỉnh giỏi ngoại ngữ nhất Việt Nam: 8 năm liên tiếp “bất khả chiến bại” về điểm thi tốt nghiệp THPT

Tỉnh thành có năng lực ngoại ngữ xuất sắc nhất Việt Nam: 8 năm liên tiếp dẫn đầu về điểm thi tốt nghiệp THPT

21 giờ trước
Cô giáo hỏi đồng nghĩa với 'mới' là gì, không học sinh nào trả lời đúng, đáp án chỉ 2 chữ
Học đường

Cô giáo hỏi đồng nghĩa với "mới" là gì, không học sinh nào trả lời đúng, đáp án chỉ 2 chữ

3 ngày trước
5 ngành nghề “hot hit” mấy năm tới ra trường lương cao ngất ngưởng, không lo thất nghiệp
Học đường

5 ngành nghề “hot hit” mấy năm tới ra trường lương cao ngất ngưởng, không lo thất nghiệp

3 ngày trước
Thủ khoa tự tin phát biểu 'đợi xem trường ĐH nào tranh' khi vừa biết điểm thi THPT 2024: Ngoài đời học giỏi cỡ nào?
Học đường

Thủ khoa tự tin phát biểu "đợi xem trường ĐH nào tranh" khi vừa biết điểm thi THPT 2024: Ngoài đời học giỏi cỡ nào?

5 ngày trước
Top những ngành đại học ở TP.HCM dẫn đầu điểm sàn thi tốt nghiệp THPT
Học đường

Top những ngành đại học ở TP.HCM dẫn đầu điểm sàn thi tốt nghiệp THPT

6 ngày trước
Bài toán 6 : 2(1 + 2) = ? khiến phụ huynh xung đột, kết quả chính xác là 1 hay 9?
Học đường

Bài toán 6 : 2(1 + 2) = ? khiến phụ huynh xung đột, kết quả chính xác là 1 hay 9?

2 tuần trước
Bố đặt cỗ mừng con trai đỗ ĐH danh giá nhưng khách vừa đến đã định bỏ về, còn khuyên 'Năm sau nên thi lại'
Học đường

Bố đặt cỗ mừng con trai đỗ ĐH danh giá nhưng khách vừa đến đã định bỏ về, còn khuyên "Năm sau nên thi lại"

2 tuần trước
Ngày đầu đăng ký nguyện vọng, nhiều thí sinh đến tìm hiểu thông tin và chốt NV1 vào HUTECH
Học đường

Ngày đầu đăng ký nguyện vọng, nhiều thí sinh đến tìm hiểu thông tin và chốt NV1 vào HUTECH

2 tuần trước
Vì sao nữ sinh Đắk Lắk bị 0 điểm tiếng Anh vẫn đỗ tốt nghiệp?
Học đường

Vì sao nữ sinh Đắk Lắk bị 0 điểm tiếng Anh vẫn đỗ tốt nghiệp?

2 tuần trước
Lộ diện 2 thí sinh đạt điểm 10 môn Ngữ Văn năm 2024
Học đường

Lộ diện 2 thí sinh đạt điểm 10 môn Ngữ Văn năm 2024

2 tuần trước
Thứ tiếng được 'nhắc tên' nhiều nhất lúc này: Ngôn ngữ hot nhất hiện nay với sức mạnh giao tiếp toàn cầu'
Học đường

Thứ tiếng được "nhắc tên" nhiều nhất lúc này: Ngôn ngữ hot nhất hiện nay với sức mạnh giao tiếp toàn cầu"

2 tuần trước
Diện mạo đốn tim của Đại học Yersin Đà Lạt
Học đường

Diện mạo đốn tim của Đại học Yersin Đà Lạt

2 tuần trước
4 ngành nghề lương cao “chót vót” không cần bằng cấp
Học đường

4 ngành nghề lương cao “chót vót” không cần bằng cấp

3 tuần trước
Top trường Đại học cho người học khối C: Ra trường dễ xin việc, lương cao
Học đường

Top trường Đại học cho người học khối C: Ra trường dễ xin việc, lương cao

4 tuần trước
Con đỗ lớp 10 nhưng không dám khoe vì trường lấy điểm “thấp”: Điểm số không thể đánh giá một con người?
Học đường

Con đỗ lớp 10 nhưng không dám khoe vì trường lấy điểm “thấp”: Điểm số không thể đánh giá một con người?

4 tuần trước