Trong đề thi thử khảo sát môn Văn dành cho lớp 12 tại tỉnh Nghệ An, nhiều người phát hiện có một lỗi sai chính tả mà không phải ai cũng biết.
Trên mạng xã hội xuất hiện đề thi thử khảo sát môn Văn lớp 12 tại tỉnh Nghệ An khiến nhiều người xôn xao. Theo đó, đề thi có tiêu đề "Khảo sát chất lượng kết hợp thi thử lớp 12 năm học 2023-2024 môn Ngữ Văn". Phía góc trái của đề thi là Sở Giáo dục và Đạo tạo tỉnh Nghệ An.
Đề thi bao gồm 2 phần lớn là Đọc hiểu và Làm văn. Ở phần Đọc - hiểu với tổng 3 điểm, người ra đề cho một trích đoạn nằm trong tác phẩm "Đi vòng thế giới vẫn quanh một người" của tác giả Lam do NXB Phụ nữ Việt Nam xuất bản năm 2022.
Trong phần 2 Làm văn, bao gồm 2 câu hỏi bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Đề nghị luận văn học là trình bày cảm nhận về hình tượng sông Đà trong đoạn trích mà đề bài đưa ra.
Tuy nhiên, nếu quan sát cẩn thận, mọi người sẽ phát hiện đề thi này có một vấn đề không nhỏ, đó chính là bị sai tính tả. Trong câu hỏi thứ 2 của phần Đọc - hiểu, đề bài viết: "Trong khổ thơ thứ hai, tác giả đã chỉ ra những biểu hiện nào của cuộc sống tươi đẹp để thúc dục ta đứng lên đi?"
Từ "thúc dục" trong câu hỏi này đã không viết đúng chính tả mà phải là "thúc giục" mới hợp lý. Không những thế, trong hướng dẫn chấm điểm được trường đăng tải trên fanpage chính thức, mọi người một lần nữa nhận ra từ "thúc dục" được nhắc lại trong kết quả. Điều này chính tỏ người ra đề hoàn toàn không ý thức được mình đang viết sai chính tả.
Sự nhầm lẫn, sai sót trong đề thi làm dấy lên nhiều tranh luận trên mạng xã hội. Phần đông mọi người cho rằng để lỗi sai chính tả xuất hiện trong đề thi thử môn Ngữ Văn là điều không nên. Ngay cả khi đây chỉ là đề thi thử thì vẫn phải đảm bảo sự chỉn chu, chính xác vì rất dễ định hướng sai cho học sinh và làm ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.
Đây không phải lần đầu tiên mọi người nảy sinh sự nhầm lẫn về chính tả. Một số từ ngữ trong tiếng Việt thường bị viết sai hoặc viết chệch đi so với chữ đúng. Nguyên nhân do khẩu âm vùng miền hoặc thói quen lâu đời đã dẫn đến nhiều sự hiểu lầm. Tương tự như từ "thúc giục" trong đề thi trên. Theo từ điển ghi chép, "thúc giục" là từ dùng để chỉ hành động giục liên tục, phải làm nhanh, làm gấp. Từ này đồng nghĩa với từ "giục giã", "hối thúc", "thúc bách"...
Tuy nhiên, có lẽ do phát âm vùng miền khác nhau đã dẫn đến nhiều nơi không đọc đúng từ "thúc giục" và viết sai thành "thúc dục".