Trước sự khó hiểu và những lời bức xúc của phụ huynh, cô giáo đã lên tiếng giải thích lý do vì sao lại để học sinh ngủ trưa trong tư thế kỳ lạ như vậy.
Ngủ trưa là một cách giúp cơ thể của trẻ được tỉnh táo, giúp tái tạo năng lượng và để trẻ được ngủ đủ giấc. Thế nên, sau mỗi bữa ăn trưa, nhiều trường mẫu giáo sẽ có thời gian để học sinh ngủ trưa ngay tại trường. Thông thường, mỗi bé sẽ được trang bị một chiếc giường, nệm riêng để giúp học sinh ngon giấc hơn.
Tuy nhiên, câu chuyện tại một trường mẫu giáo mới đây đã thu hút sự bàn tán của cư dân mạng. Theo đó, khi được giáo viên gửi ảnh ngủ trưa của học sinh vào nhóm chung, nhiều phụ huynh đã lên tiếng bức xúc và yêu cầu cô giáo bảo mẫu đưa ra lời giải thích.
Lý do của sự khó chịu này là bởi trong bức ảnh, các em học sinh nằm quay đầu, chân hướng vào nhau. Điều này khiến phụ huynh không hài lòng và cho rằng nếu trẻ vô tình xoay người trúng chân bạn thì rất mất vệ sinh. "Chân em này có thể đạp vào mặt em kia, ai lại sắp xếp việc ngủ trưa cho học sinh vô lý như vậy", một phụ huynh bất bình.
Tuy nhiên, cô giáo đã ngay lập tức đưa ra lời giải thích. Cụ thể, giáo viên bố trí chỗ ngủ như vậy là vì các em nhỏ sẽ thường nói chuyện riêng với nhau, dẫn đến chuyện không ngủ và ảnh hưởng cả các em học sinh khác. Tư thế ngủ này sẽ hạn chế được tình trạng nói trên.
Bên cạnh đó, do thời điểm bấy giờ đang là mùa bệnh cúm, học sinh khi chuyển mùa rất dễ mắc bệnh và lây lan, nên việc xoay đầu các em lại là để bảo đảm sức khỏe và an toàn cho học sinh.
Ngay sau khi nhận được lời giải thích từ cô giáo, phụ huynh mới hiểu ra và giữ được bình tỉnh. Mặt khác, nhiều người cũng nói rằng sẽ cho con em mình tắm rửa, mang tất sạch sẽ để tránh làm phiền các bạn xung quanh vào giờ ngủ trưa.
Câu chuyện hiểu lầm giữa giáo viên và phụ huynh học sinh luôn là câu chuyện muôn thuở. Nhưng lý lẽ của cả hai đều chỉ muốn tốt cho con em, học sinh của mình. Thế nên, khi trò chuyện, cả phụ huynh lẫn cô giáo, thầy giáo nên lựa lời nói với nhau, tránh tỏ thái độ xúc phạm khi chưa hiểu rõ ngọn ngành sự việc để không làm mất lòng nhau. Có như thế thì việc nuôi dạy trẻ mới được hiệu quả.
Ảnh: Tổng hợp