24h
Yeah1 News

Các chuyên gia nói gì về tương lai của giáo dục trực tuyến Việt Nam 5 năm tới?

Thứ năm, 21/01/2021 | 17:27 (GMT+7)

Thời kỳ dịch bệnh bùng phát đã chứng kiến sự thay đổi cách vận hành của nhiều lĩnh vực và giáo dục cũng không nằm ngoài biến chuyển đó. Khoảng 80-90% học sinh, sinh viên tại Việt Nam đã tiếp cận hình thức học online.

Vừa qua, tại trường Đại học Hoa Sen đã diễn ra tọa đàm “Tương lai của giáo dục trực tuyến tại Việt Nam” quy tụ nhiều khách mời là các chuyên gia công nghệ, nhà lãnh đạo, giảng viên làm việc trong lĩnh vực giáo dục đã thảo luận về xu hướng công nghệ giáo dục tại Việt Nam và trên thế giới, những thuận lợi, khó khăn và giải pháp để nâng cao hiệu quả của giáo dục trực tuyến, nhất là thời điểm sau khi dịch bệnh ổn định hơn.

Vì tình huống ép buộc, giáo viên và học sinh đã phải chuyển lên online mà không có sự chuẩn bị, không có công cụ phù hợp, nên họ cũng không “mặn mà” ở lại khi mọi thứ quay trở lại bình thường.
Vì tình huống ép buộc, giáo viên và học sinh đã phải chuyển lên online mà không có sự chuẩn bị, không có công cụ phù hợp, nên họ cũng không “mặn mà” ở lại khi mọi thứ quay trở lại bình thường.

Các diễn giả chia sẻ trong sự kiện có bà YiChen Feng, đại diện quỹ đầu tư Lumos Capital (Mỹ), PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ - Phó hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen, chị Ngô Thuỳ Ngọc Tú - Nhà sáng lập tổ chức giáo dục YOLA, bà Trương Lê Quỳnh Tương và ông Đỗ Văn Nhẫn - Đại diện nền tảng lớp học trực tuyến ClassIn và khách mời là các thầy, cô trưởng khoa của các trường Đại học Văn Lang, Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Kinh tế - Luật và đại diện các tổ chức giáo dục như Everest Education, Cohota, Kyna For Kids và đại diện các quỹ đầu tư trong và ngoài nước như Do Ventures, VIG.

Trong đó, bà Trương Lê Quỳnh Tương, Giám đốc điều hành của ClassIn tại Việt Nam đặt vấn đề: “Sau dịch Covid-19, Bộ Giáo Dục đưa ra nhiều chính sách cởi mở khiến nhiều trường đại học, các trường phổ thông và các đơn vị giáo dục chuyển dịch nhiều hơn trong đào tạo trực tuyến. Tuy nhiên, việc chuyển đổi này không nên chỉ nhằm mục đích phòng ngừa dịch bệnh xảy ra lần nữa, mà ngành giáo dục Việt Nam nên xem đây là bước phát triển dài hạn trong tương lai. Để làm được điều này, giáo dục và công nghệ cần có tiếng nói chung, hướng đến mục tiêu đặt hiệu quả đào tạo làm ưu tiên”.

Theo bà Tương, từ ngày 20/1, ClassIn đã chính thức có mặt ở Việt Nam để giải quyết vấn đề trên. ClassIn được thiết kế riêng việc giáo dục, giúp trải nghiệm dạy học trực tuyến tương tự như dạy học truyền thống, với các tính năng tối đa hoá hoạt động tương tác giữa giáo viên - học sinh, sinh viên. Cụ thể, các học sinh, sinh viên tương tác đồng thời trên “bảng đen”,  thảo luận nhóm, giáo viên có thể điểm danh, giao bài tập, sửa bài ngay trên lớp.

Các chuyên gia nói gì về tương lai của giáo dục trực tuyến Việt Nam 5 năm tới? - ảnh 2

Đồng tình với quan điểm trên, PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ cho rằng dù áp dụng công nghệ, thì giáo dục trực tuyến cũng phải đặt người học làm trọng tâm. Chia sẻ rất nhiều trải nghiệm và kinh nghiệm qua các đợt triển khai việc dạy và học online trong hai năm vừa qua tại đại học Hoa Sen, PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ cho rằng phần lớn các sinh viên hiện đã sẵn sàng để làm quen và tiếp cận với việc học tập trực tuyến.

Thậm chí trong một số trường hợp, việc học tập trực tuyến nếu kết hợp với công cụ mới còn hiệu quả và tạo nên hứng khởi cho các em học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, để việc đào tạo trực tuyến hiệu quả, cơ sở hạ tầng công nghệ nói chung nên được đầu tư và cải thiện, các trường nên chọn LMS (hệ thống quản lý học tập) tốt và có thể kết hợp nhiều công cụ công nghệ vào giáo dục và đào tạo.

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news

Cùng chuyên mục