Bố đặt cỗ mừng con trai đỗ ĐH danh giá nhưng khách vừa đến đã định bỏ về, còn khuyên "Năm sau nên thi lại"

Người đăng bài sau đó gửi lời cảm ơn đến cộng đồng mạng và cho biết sẽ cùng gia đình ông Vương thảo luận lại về tương lai của nam sinh này.

Trong niềm vui sướng khi nhận tin con trai đỗ đại học, ông Vương (Trung Quốc) không ngần ngại chi 15.000 NDT (52 triệu đồng) để tổ chức tiệc mừng và mời họ hàng, làng xóm đến chung vui. Gia đình ông Vương làm nông, và việc con trai đạt 660/750 điểm trong kỳ thi đại học khiến ông tự hào vô cùng. Bạn bè và người thân, biết tin con trai ông đỗ vào một trường trọng điểm quốc gia thuộc dự án 985, cũng nhanh chóng gửi lời chúc mừng và hứa sẽ đến tham dự tiệc.

Hình minh họa
Hình minh họa

Hàng năm, có hàng chục triệu thí sinh Trung Quốc tham gia kỳ thi đại học, nhưng chỉ dưới 2% trong số đó có thể đỗ vào 39 trường danh giá thuộc dự án 985. Do đó, tin tức về con trai ông Vương càng khiến mọi người phấn khởi về tương lai triển vọng của cậu bé.

Ngày tổ chức tiệc, không khí trong gia đình ông Vương rất náo nhiệt, vợ chồng ông niềm nở tiếp khách. Khi được hỏi về giấy báo nhập học, ông Vương không ngại ngần khoe. Tuy nhiên, một số khách ngạc nhiên khi biết con trai ông lại chọn ngành Thú y, Lâm nghiệp thay vì các ngành hot như Kinh tế, Tài chính hay Công nghệ.

Con trai ông Vương giải thích rằng cậu chọn ngành này vì đam mê và tin rằng học tại đại học trọng điểm sẽ giúp cậu có nhiều cơ hội nghiên cứu, phát triển tiềm năng địa phương và có cơ hội đi du học. Tuy nhiên, nhiều vị khách vẫn lắc đầu, bàn tán rằng ngành học này khó có tương lai làm việc ở thành phố, chỉ có thể về quê làm việc và khó thoát nghèo.

Hình minh họa
Hình minh họa

Một người bạn khuyên ông Vương nên để con học thêm một năm rồi thi lại: "Cậu bé học tốt như vậy, hoàn toàn có thể vào đại học khác và tốt nghiệp để làm việc tại các tập đoàn lớn."

Không ít họ hàng nghe đến ngành học của con trai ông Vương liền muốn bỏ về, bày tỏ sự tiếc nuối vì cho rằng cậu đã chọn "sai ngành". Ban đầu, ông Vương không phản đối lựa chọn của con trai, nhưng khi nghe nhiều ý kiến trái chiều, ông bắt đầu "lung lay" và khuyên con suy nghĩ lại. Tuy nhiên, con trai ông vẫn kiên định theo đuổi mục tiêu của mình, khiến gia đình ông càng thêm rối bời.

Câu chuyện về gia đình ông Vương được chia sẻ lên mạng xã hội để xin ý kiến cư dân mạng và nhanh chóng thu hút nhiều bình luận sôi nổi. Trái ngược với những vị khách trong bữa tiệc, đa số cư dân mạng cho rằng con trai ông Vương đỗ đại học thuộc dự án 985 chứng tỏ năng lực rất xuất sắc. Vào trường top sẽ có nhiều cơ hội phát triển khi học đúng ngành mình yêu thích.

Ngành Thú y, Lâm nghiệp mà con trai ông Vương chọn có tính đặc thù cao, ít cạnh tranh và nếu kiên trì, chăm chỉ vẫn có triển vọng việc làm hứa hẹn. Một số người còn dẫn chứng rằng việc học các ngành hot đang dần bão hòa, cử nhân ra trường khó xin việc. Việc chọn ngành khác biệt của cậu bé cho thấy cậu hiểu bản thân và mong muốn đóng góp cho sự phát triển quê hương.

Một số người khuyên ông Vương nếu không quá tin tưởng vào triển vọng ngành học của con, có thể hướng con học thêm chuyên ngành 2 tại đại học, giúp gia đình yên tâm hơn thay vì để con vất vả ôn luyện thêm một năm mà chưa biết kết quả ra sao.

Tuy nhiên, cũng có những người ủng hộ lời khuyên của họ hàng, bạn bè ông Vương, cho rằng gia đình nên tham khảo để định hướng lại cho con.

Tin tức mới nhất

Ngành y khoa có mức học phí cao nhất, gần 816 triệu đồng năm học 2025-2026
Học đường

Ngành y khoa có mức học phí cao nhất, gần 816 triệu đồng năm học 2025-2026

Đến thời điểm này, nhiều trường ĐH đã công bố mức học phí dự kiến cho năm học 2025-2026. Có thể thấy, học phí ngành y khoa, răng hàm mặt vẫn tiếp tục dẫn đầu.

3 ngày trước
Thi tốt nghiệp THPT trên máy tính: Rào cản lớn nhất là sự công bằng
Học đường

Thi tốt nghiệp THPT trên máy tính: Rào cản lớn nhất là sự công bằng

5 ngày trước
Điều kiện thực hiện thi tốt nghiệp THPT trên máy tính từ năm 2027
Học đường

Điều kiện thực hiện thi tốt nghiệp THPT trên máy tính từ năm 2027

6 ngày trước
Một giấc ngủ bình yên sau cuộc thi chuyển cấp
Học đường

Một giấc ngủ bình yên sau cuộc thi chuyển cấp

2 tuần trước
'Ánh sáng Tri thức': Hành trình gieo mầm tri thức từ Nam ra Bắc của 2 cô gái Gen Z sáng lập
Học đường

"Ánh sáng Tri thức": Hành trình gieo mầm tri thức từ Nam ra Bắc của 2 cô gái Gen Z sáng lập

2 tuần trước
Trường ĐH nào được đào tạo cả CĐ và trung cấp?
Học đường

Trường ĐH nào được đào tạo cả CĐ và trung cấp?

2 tuần trước
Cầu thủ nhí 2025 chính thức trở lại, chắp cánh đam mê bóng đá cho thế hệ trẻ
Học đường

Cầu thủ nhí 2025 chính thức trở lại, chắp cánh đam mê bóng đá cho thế hệ trẻ

2 tuần trước
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi một số môn 'quá khó', vì sao?
Học đường

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi một số môn 'quá khó', vì sao?

3 tuần trước
Hỏng xe, thí sinh nhanh nhạy xin 'thi nhờ' tốt nghiệp THPT và được giải quyết
Học đường

Hỏng xe, thí sinh nhanh nhạy xin 'thi nhờ' tốt nghiệp THPT và được giải quyết

3 tuần trước
Lần đầu thi toán theo chương trình mới ‘không thể lụi’, thí sinh sợ phần nào?
Học đường

Lần đầu thi toán theo chương trình mới ‘không thể lụi’, thí sinh sợ phần nào?

3 tuần trước
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Thí sinh mừng rỡ vì 'trúng tủ' đề văn
Học đường

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Thí sinh mừng rỡ vì 'trúng tủ' đề văn

3 tuần trước
Thi tốt nghiệp THPT: Có thí sinh hôm qua quên phiếu báo dự thi, nay quên CCCD
Học đường

Thi tốt nghiệp THPT: Có thí sinh hôm qua quên phiếu báo dự thi, nay quên CCCD

3 tuần trước
Điểm thi lớp 10 của TP.HCM: Số điểm 10 môn tiếng Anh chưa bằng 1/3 năm trước
Học đường

Điểm thi lớp 10 của TP.HCM: Số điểm 10 môn tiếng Anh chưa bằng 1/3 năm trước

4 tuần trước
Tuyển sinh ĐH 2025: Lưu ý tránh nhầm lẫn tên chương trình
Học đường

Tuyển sinh ĐH 2025: Lưu ý tránh nhầm lẫn tên chương trình

4 tuần trước
TP.HCM lắp đặt camera toàn bộ các điểm thi và hội đồng chấm thi tốt nghiệp THPT
Học đường

TP.HCM lắp đặt camera toàn bộ các điểm thi và hội đồng chấm thi tốt nghiệp THPT

4 tuần trước