Bài toán dành cho học sinh tiểu học những tưởng đơn giản nhưng lại khiến phụ huynh đau não với đề bài hỏi "một nửa của cây gậy có mấy đầu".
Học sinh thường được phổ cập Toán học ngay từ khi mới bắt đầu học vỡ lòng để phát triển tư duy suy luận. Ngày nay, giáo viên tìm tòi nhiều dạng toán đố khác nhau để học sinh vừa kết hợp khả năng tư duy logic, vừa giải toán theo kiến thức đã học. Thế nhưng trên thực thế có nhiều dạng toán lại gây mâu thuẫn giữa phép toán và suy luận logic.
Một bài toán từng được phụ huynh chia sẻ lên mạng khiến cộng đồng mạng tranh cãi dữ dội. Cụ thể, đây là một dạng toán áp dụng phép tính nhân và chia vào dạng toán đố với nội dung: "Một cây gậy có 2 đầu, vậy 2 cây gậy có mấy đầu và 1/2 cây gậy có mấy đầu?"
Ở vế đầu tiên, học sinh chỉ cần thực hiện phép toán nhân, lấy 2 nhân 2 bằng 4 sẽ được 2 cây gậy có 4 đầu gậy. Tuy nhiên, đến vế thứ 2 khi đề bài toán hỏi 1/2 cây gậy có mấy đầu thì ta chỉ việc lấy số 1/2 nhân 2 sẽ được 1 đầu gậy.
Thế nhưng phụ huynh cho rằng đề bài toán này vi phạm lỗi logic vì cơ bản bất kỳ cây gậy nào cũng có 2 đầu gậy, cho dù khi chặt cây gậy làm đôi thì cũng đảm bảo 1 cây gậy có 2 đầu, không thể nào có 1 đầu được. Nhưng nếu áp dụng theo phép toán nhân thì đáp án chỉ có 1 đầu là chưa hợp lý. Chính vì vậy bài toán này đáp án là 1 hay 2 đều phải được chấp nhận.
Sau khi bài toán được chia sẻ lên mạng đã tạo nên cuộc tranh cãi dữ dội. Nhiều phụ huynh cho rằng nếu cây gậy có 2 đầu mà 1 nửa của cây gậy thì 1 đầu cũng không khó hiểu. Tuy nhiên, một số phụ huynh lại cho rằng cây gậy luôn có 2 đầu nên không thể nào có 1 đầu được.
- Câu trả lời là 1 đầu gậy với điều kiện không cắt gậy thành 2 đoạn rời rạc mà chỉ hiểu là 1 nửa gậy thôi
- Một cái xe đạp có hai bánh thì có thể tính kiểu đó nhưng một cây gậy chia thành 2 nửa thì dù có nửa cái gậy vẫn phải đủ 2 đầu chứ nhỉ?
- Nếu 1/2 cây gậy không cắt ra thì có 1 đầu mới đúng, còn nếu đã cắt ra rồi thì phải có 2 đầu. Câu hỏi này không rõ ràng dễ làm các em học sinh nhầm lẫn, không nên đưa vào hệ thống bài kiểm tra
- Nhiều giáo viên thường lồng ghép các dạng bài toán tư duy để nâng cao khả năng suy luận của học sinh nhưng không bất hợp lý