24h
Yeah1 News

Phạm Văn Lượng và nghề sưu tầm đồ cổ - Không đơn thuần là câu chuyện giàu cảm hứng.

Thứ năm, 29/09/2022 | 15:32 (GMT+7)

Nghề đồ cổ là một nghề nếu không muốn nói là đã lâu đời và cạnh tranh khốc liệt.

Với nhiều phân tầng sản phẩm, khách hàng từ nhiều phân khúc khác nhau, thì có một "tay buôn" trẻ tuổi đi lên từ những điều nhỏ nhất cùng với một câu chuyện giàu cảm hứng. Chúng ta đang nói về câu chuyện của Phạm Văn Lượng.

Nghề đồ cổ - không chỉ đơn thuần là "trang trí"

Chơi đồ cổ theo trường phái sưu tập là một khuynh hướng lớn ở Việt Nam của giới chuyên chơi đồ cổ. Chơi đồ cổ theo cách này là người chơi phải tự chọn và quyết định sưu tập hiện vật theo một đề tài mà mình ưa thích. Và nếu nói chuyên về đồ cổ, thì ở phân khúc này, các sản phẩm đa phần đều có giá trị rất cao về mặt tinh thần và kinh tế.

Những ai đã thạo cuộc chơi cổ ngoạn đều ngầm truyền khẩu về các tiêu chí để đánh giá cổ vật qua một câu ngắn gọn mà các cụ để lại: Nhất dáng, nhì da, tam toàn, tứ tuổi.

Phạm Văn Lượng và nghề sưu tầm đồ cổ - Không đơn thuần là câu chuyện giàu cảm hứng. - ảnh 1

Có nhiều tiêu chí để đánh giá về đồ cổ

“Dáng” được xếp đầu tiên để khẳng định món đồ đó có đẹp, có giá trị thẩm mỹ cao hay bình thường. “Da” được xếp thứ hai để xem xét phần kỹ thuật, mỹ thuật tạo ra trên bề mặt: hoa văn, họa tiết, nét chạm khắc... và đặc biệt, “da” còn chỉ “màu thời gian” trên bề mặt của cổ vật, một xác nhận tự nhiên về độ tuổi của món đồ. Và đây cũng chính là một trong các căn cứ để thẩm định cổ vật.

“Toàn” xếp thứ ba để nói lên sự toàn vẹn về mặt vật lý của mỗi món đồ: lành, vỡ, sứt mẻ, mất mảnh... Nếu cùng là một loại cổ vật bình thường giống nhau, nhưng giá trị giữa món đồ lành cao gấp nhiều lần món bị dập chứ chưa nói đến bị vỡ mất mảnh hay đã qua sửa chữa. Đây cũng chính là tiêu chí để xác định món đồ là cổ vật, cổ ngoạn hay chỉ là di vật.

“Tuổi” xếp cuối cùng chỉ nhằm xác định niên đại chế tác của món cổ vật, mang ý nghĩa khảo cổ học. Nhiều cổ vật mặc dù tuổi thấp, nhưng khi đấu giá thì lại rất nhiều tiền và ngược lại. Nhưng nếu chơi cổ vật mà coi nhẹ “tuổi” của chúng thì cũng không phải là người hiểu cách chơi.

Nhìn sâu mới thấy, đồ cổ nói chung không chỉ đơn thuần là đồ trang trí.

Phạm Văn Lượng - "tay buôn" trẻ tuổi với tình yêu dành cho đồ cổ mang văn hóa Pháp

Phạm Văn Lượng thuộc thế hệ 9X có quê gốc Nam Định, trong một làng có truyền thống đồ gỗ và rất nhiều những người buôn bán và say mê với đồ cổ. Thời điểm hiện tại, Phạm Văn Lượng đã trở thành tay buôn có tiếng trong ngành này, khi sở hữu trong tay những món đồ cổ có giá trị cao và rất cao.

Phạm Văn Lượng và nghề sưu tầm đồ cổ - Không đơn thuần là câu chuyện giàu cảm hứng. - ảnh 2

Phạm Văn Lượng và chiếc đồng hồ đá Malachite tượng Cupid

Chúng ta đang nói đến đèn dầu cổ, những chiếc đồng hồ ODO được đưa từ Pháp về, những máy hát đĩa than với niên đại lâu đời từ Thụy Điển hay những bức tượng nghệ thuật của Châu Âu… Đặc biệt là những chiếc đồng hồ ODO được xem như "nhà vua của đồng hồ cổ treo tường ". Lượng nói về chiếc đồng hồ ODO 36/10 bằng nụ cười rất tự hào: "ODO 36/10 tức là được ra đời vào năm 1936 có 10 gông và 10 búa. Chiếc đồng hồ Pháp này không chỉ bền bỉ với thời gian, có giá trị sưu tầm cao mà còn là một cái hộp lưu giữ tinh thần và tâm hồn cho những ai đã nghe, đã hiểu về câu chuyện và giá trị thực sự của nó.".

Rất nhiều tác phẩm mà anh đã bán và giao lưu với những tay chơi đồ cổ sành sỏi nhất, cũng như là những doanh nhân có cùng niềm đam mê yêu thích và sưu tầm như anh. Nhưng có hai cột mốc đáng nhớ nhất đối với riêng cá nhân của Phạm Văn Lượng.

Phạm Văn Lượng và nghề sưu tầm đồ cổ - Không đơn thuần là câu chuyện giàu cảm hứng. - ảnh 3

Một góc nhỏ trong bộ sưu tầm đồng hồ Odo của Lượng

Cột mốc thứ nhất phải nói đến chính là buổi bàn giao tác phẩm của Lượng tới Tập đoàn Hải Đăng group. Để tiếp cận với những khách hàng trong phân khúc cao cấp nhất trong mọi lĩnh vực chưa bao giờ là dễ dàng. Dấu mốc này nếu nhìn lại từ quá khứ thì có thể nói, Lượng đã chinh phục được ước mơ của đời mình sau rất nhiều những thử thách và khó khăn.

Phạm Văn Lượng và nghề sưu tầm đồ cổ - Không đơn thuần là câu chuyện giàu cảm hứng. - ảnh 4

Lượng và ông Mai Xuân Thắng chủ tịch tập đoàn Hải Đăng

Buổi lễ cung tiến một cặp đèn của anh vào ngày 17 tháng 12 năm 2021 cho nhà thờ lớn tại Hà Nội chính là dấu mốc còn lại mà chúng ta đang nói đến. Đây không còn là chuyện về lợi nhuận, mà là một niềm vinh dự hết sức lớn lao. "Tôi rất biết ơn cô Nga đã cho tôi niềm vinh hạnh này. Lúc nghe tin cô muốn cung tiến cặp đèn đá Italy cho nhà thờ lớn thì tôi đã không còn nghĩ gì đến chuyện tiền bạc nữa rồi. Vì để có thể cung tiến phải qua rất nhiều khâu kiểm duyệt của Cha Xứ và những người có trình độ thẩm định rất cao. Đây sẽ là một cột mốc mà cuộc đời tôi không bao giờ quên được!".

Phạm Văn Lượng và nghề sưu tầm đồ cổ - Không đơn thuần là câu chuyện giàu cảm hứng. - ảnh 5

Nhà thờ lớn Hà Nội (bên phải) nơi Lượng cung tiến cặp đèn đá Italia

Xuất phát điểm ban đầu với tiệm đồ gỗ gốm sứ Ngọc Phúc tại Bình Dương phục vụ cho thị trường miền Nam, Phạm Văn Lượng nay đã là một trong những người trẻ tuổi hiếm hoi có tình yêu lớn cho ngành sưu tầm đồ cổ, để nâng niu và giao lưu những giá trị xưa cũ của thời gian cho thời đại hiện nay.

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news

Cùng chuyên mục