Sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông là vấn đề nhức nhối tại Việt Nam. Để ngăn chặn tình trạng này, mức phạt nồng độ cồn là vấn đề rất quan trọng.
Tại Việt Nam, việc vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông là vấn đề thường xuyên xảy ra. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
Vì cồn là một chất có khả năng gây nghiện và kích thích hệ thần kinh, có thể làm mất ý thức người uống và tạo ra tình trạng ảo giác. Uống rượu bia và sau đó lái xe là một hành động cực kỳ nguy hiểm.
Uống rượu bia khi lái xe là hành động vô cùng nguy hiểm
Theo quy định, người điều khiển phương tiện khi lưu thông trên đường phải duy trì mức nồng độ cồn không vượt quá giới hạn; vi phạm quy định này có thể dẫn đến xử phạt nghiêm khắc.
Cụ thể, Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) của Chính phủ quy định, mức phạt nồng độ cồn khi lái xe có thể lên tới 30 - 40 triệu đồng và bị tước giấy phép lái xe trong vòng 22 - 24 tháng.
Quy định mức xử phạt đối với từng loại phương tiện
Để tính toán nồng độ cồn trong máu, người ta xem xét một số yếu tố cơ bản như giới tính, cân nặng, tỷ lệ cồn và khối lượng cồn đã uống. Thông thường, khoảng thời gian từ 30 đến 70 phút sau khi tiêu thụ đồ uống có cồn được chọn để đo lường nồng độ cồn trong máu, bởi lúc này cồn đã được hấp thụ và lan tỏa đến khắp cơ thể.
Việc kiểm tra và xử phạt nồng độ có thể góp phần giảm tình trạng say rượu lái xe
Quá trình đo lường nồng độ cồn trong máu là một phần quan trọng của việc đảm bảo an toàn giao thông và sức khỏe cá nhân. Bên cạnh đó, việc xử phạt nghiêm khắc cũng góp phần nâng cao ý thức người dân, hạn chế tình trạng uống rượu bia khi lái xe.