24h
Yeah1 News

Đạo diễn Quốc Thuận: "Tôi từng là nạn nhân khi phải ngừng quay phim sitcom vì vấn đề bản quyền"

Thứ hai, 28/02/2022 | 08:57 (GMT+7)

Chia sẻ tại buổi workshop, đạo diễn, diễn viên Quốc Thuận tiết lộ từng đau đầu khi phải tạm hoãn quay sitcom vì vấn đề bản quyền. Thực trạng này vốn là điều không mới trong ngành sáng tạo nội dung.

Ngày 27/2 đã diễn ra buổi workshop nói về điểm bất cập của các nhà làm sản xuất, sáng tạo nội dung hiện nay thu hút sự chú ý.

Đạo diễn Quốc Thuận: 'Tôi từng là nạn nhân khi phải ngừng quay phim sitcom vì vấn đề bản quyền' - ảnh 1


Là một diễn viên hài gạo cội và là đạo diễn của nhiều gameshow và phim truyền hình như Gương mặt thân quen, Biệt đội siêu hài, Hàng xóm,…Quốc Thuận trăn trở: “Cái khó của mình không phải là việc sản xuất, sáng tạo ra một sản phẩm mà cái khó là sau khi mình làm không biết bán cho ai, cho đối tượng nào phù hợp sử dụng sản phẩm của mình”. Bên cạnh mối lo về đầu ra, Quốc Thuận còn chia sẻ câu chuyện khá “đau thương” trong lúc làm nghề: “Ở đây Thuận là nạn nhân khi bắt tay vào làm bộ phim sitcom, chỉ mới quay được vài tuần thôi là phải ngưng lại. Bên nhà sản xuất khác muốn kiện đơn vị xuất đó vi phạm bản quyền. Lúc đó gặp rất nhiều thủ tục pháp lý, ảnh hưởng đến tiền trình, phải dừng lại tầm 2 tháng để giải quyết mọi thứ và sửa kịch bản để đừng liên quan đến việc trước đây tác giả đó đã viết kịch bản gần 3 tháng như kịch bản mà tôi đã làm. Lúc đó tôi mới đặt câu hỏi có đơn vị nào đứng ra bảo trợ và bảo vệ các sản phẩm không bị giống nhau hay không. Về thực trạng, chúng ta sáng tạo và làm phim hiện nay, việc đụng ý tưởng rất là bình thường nhưng chỉ cần một nhân tố, đơn vị nào đó đứng ra bảo vệ, phát hiện việc đụng ý tưởng thì sẽ thuận tiện hơn”.  

Chị Nguyễn Thị Cẩm Vân, PGĐ - Công ty Cổ phần Fafilm, trên cương vị của một đơn vị chuyên phân phối và phát hành các nội dung giải trí, phim truyền hình và điện ảnh trong và ngoài nước, cũng là đối tác của nhiều đài truyền hình và các hạ tầng phát sóng lớn, chị cũng nhìn nhận việc bỏ vốn ra để sản xuất ra một bộ phim, chương trình hoặc việc mua bản quyền phim nước ngoài về một tập phim cũng phải tốn từ 3.000-4.000$, thậm chí 7.000-8.000$. Với kinh phí lớn như vậy cho thấy việc sản xuất và phân phối một nội dung có chất và lượng là điều không đơn giản. Giữa các đơn vị phân phối nội dung cần trao đổi với nhau để đảm bảo nguồn ra nội dung được phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu của thị trường ngày càng rộng mở. Tuy nhiên chưa có một sân chơi chung nào cho các nhà sản xuất và phân phối nội dung để việc trao đổi, mua bán này có thể diễn ra nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả, điều này cũng khiến cho thị trường mua bán trao đổi nội dung vẫn còn nhiều vấn đề bỏ ngỏ.

Đạo diễn Quốc Thuận: Tôi từng là nạn nhân khi phải ngừng quay phim sitcom vì vấn đề bản quyền

Thông qua buổi workshop, một hướng đi mới cho việc kích thích, phát triển ngành nội dung đã tìm ra được giải pháp. Việc nhìn ra những điểm bất cập và tìm ra hướng giải pháp phù hợp là một điều lý tưởng, giúp cho ngành sáng tạo, sản xuất, mua bán nội dung có bản quyền tại thị trường Việt Nam và thế giới phát triển một cách vượt bậc.

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news

Cùng chuyên mục